Một số báo cáo cho thấy, có mối liên hệ giữa cà chua và các đợt phát bệnh gút. Những người ăn nhiều cà chua có xu hướng chứa nồng độ axit uric cao hơn - một nguyên nhân gây ra bệnh gút. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị bệnh gút đều do nguyên nhân này. Hai yếu tố di truyền và sức khỏe tổng thể cũng là tác nhân liên quan.
Ngoài ra, qua nghiên cứu, hầu hết axit uric huyết thanh (500-600 mg/ngày) đến từ các nguồn bên trong cơ thể, trong khi một phần nhỏ hơn (100-200 mg/ngày) đến từ việc ăn thực phẩm có chứa purine.
Do đó, việc cắt bỏ những thực phẩm sản sinh axit uric có thể giúp kiểm soát cơn phát gút ở một số bệnh nhân, nhưng không phải với tất cả đối tượng.
Để biết cà chua có phải là tác nhân gây bệnh gút cho cơ thể mình hay không, có thể ghi lại các thực phẩm đã sử dụng theo dạng nhật ký. Chẳng hạn, có thể loại cà chua trong vài tuần và theo dõi các triệu chứng.
Nồng độ axit uric cao có thể khiến máu hình thành các tinh thể xung quanh khớp, dẫn đến viêm và đau khớp. Tránh thực phẩm chứa nhiều purine có thể làm giảm lượng axit uric cơ thể tạo ra. Đối với một số người, chỉ cần áp dụng như vậy là đủ để ngăn ngừa cơn đau gút bùng phát.
Trường hợp xác định cà chua là tác nhân gây ra gút, người bệnh có thể thay thế bằng ớt chuông, bí đao, cà tím, củ cải.Thực phẩm giàu purine (tạo nên axit uric) có thể làm tăng các triệu chứng bệnh gút. Loại bỏ hoặc giảm bớt những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh gút dễ dàng hơn. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, hải sản, đậu, cháo bột yến mạch, rau chân vịt, măng tây, nấm, rượu bia.