Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

First News - Trí Việt| 26/03/2024 21:00

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên không phải loại căng thẳng cấp tính mà là căng thẳng kinh niên.

Có lẽ hậu quả tồi tệ nhất trong những điều có thể xảy ra khi chúng ta để tình trạng căng thẳng kéo dài kinh niên chính là việc lưu lượng máu di chuyển đến vùng vỏ não ở thùy trán bị cắt giảm. Đây là phần não giúp chúng ta khác biệt với loài khỉ. Nó giúp chúng ta tư duy trừu tượng, giải quyết vấn đề, nhận thức và lý luận đạo đức bậc cao. Đó là phần não có vai trò làm vô hiệu những cơn bốc đồng của bản năng.

Theo các truyền thống cổ xưa, vùng não này được gọi là “con mắt thứ ba”, cần được nuôi dưỡng và chăm sóc. Vấn đề là cơ chế chuyển đổi chế độ của cơ thể hiểu rằng không cần dùng đến vùng não này trong tình huống khẩn cấp như trèo lên cây khi bị tê giác đuổi, do đó nó chuyển lưu lượng máu và năng lượng về vùng não sau, là vùng não giúp thực hiện hành vi có tính phản xạ tức thì. Vì thế, như mọi lần, bên trong cơ thể có một động lực thôi thúc là “hãy mau đưa tôi thoát khỏi đây” hoặc “hãy xé xác tên trộm đó ra”.

Trong tình huống hi hữu là bạn đang ở Chicago và bắt gặp một con sư tử trên phố thì chế độ này là khá hữu ích. Nó cũng giúp bạn ngay lập tức phóng lên lề khi một chiếc taxi không nhìn thấy bạn băng qua đường, nhưng việc quanh năm suốt tháng phân bổ năng lượng không đúng chỗ cho vùng não dành riêng cho tình huống “chiến hay chạy” sẽ khiến chúng ta luôn phản ứng theo kiểu phản xạ, thiếu tin cậy, kém thấu cảm và mất khả năng đưa ra những quyết định thận trọng và có tính dài hạn. Khả năng lý luận đạo đức bậc cao là thứ làm nên con người chúng ta hiện tại. Tôn giáo, đạo đức, danh dự và năng lực tự nhận thức đều xuất phát từ chất xám hữu ích này, và sự bất lực của chúng ta trong việc sử dụng nó chính là một bi kịch.

Hầu hết mọi người ngày nay đều sống trong “chế độ sống còn” và đều gặp vấn đề tương tự. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều người làm điều có hại cho bản thân dù họ biết rõ như thế nào là tốt. Chẳng hạn rất nhiều người biết rằng hút thuốc lá là không tốt cho sức khỏe nhưng họ vẫn hút. Chúng ta biết rằng bánh ngọt gây béo phì nhưng chúng ta cứ ăn. Chúng ta tự nhủ rằng tình cũ chỉ mang lại rắc rối nhưng chúng ta vẫn liên lạc với họ lần nữa. Mất đi khả năng vận dụng đúng đắn vùng vỏ não trước trán, chúng ta không thể tận dụng được phần não giúp ngăn chặn những mong muốn bốc đồng có hại cho cơ thể. Sống trong tình trạng căng thẳng kinh niên khiến chúng ta không tiếp cận được vùng não này của mình, làm cho chúng ta ngày càng trở nên bốc đồng và thiếu nhận thức đúng đắn.

Vấn đề này cũng đã được tác giả Pedram Shojai nhắc đến trong cuốn sách “Tu giữa đời thường” của mình. Từ đó, tác giả giúp người đọc khai mở nhận thức và sức mạnh vốn có của bản thân để tìm được sự bình an và trật tự ngay trong thế giới mà họ đang sống.

Bài liên quan
  • Sbooks công bố 10 tựa sách 'Best seller'
    Sbooks vừa công bố 10 tựa sách bán chạy nhất của thương hiệu này sau 5 năm tham gia thị trường. Có thể thấy thế mạnh về dòng sách kỹ năng, kinh doanh, khởi nghiệp luôn được nhiều độc giả trẻ quan tâm hiện nay.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO