Điểm tin 19h ngày 21/1: Bỏ xếp hạng bằng tốt nghiệp THCS sẽ làm học sinh mất động lực?

Xuân Thì (Tổng hợp)| 21/01/2024 19:00

Trong bản tin thời sự 19h ngày 21/1, nhiều phụ huynh, học sinh bày tỏ lo ngại về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bỏ xếp hạng trên bằng tốt nghiệp THCS sẽ làm các em mất động lực.

Bỏ xếp hạng bằng tốt nghiệp THCS có đi ngược xu hướng quốc tế?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố bỏ xếp hạng (giỏi, khá, trung bình) trên bằng tốt nghiệp THCS và sẽ áp dụng chính thức kể từ 15/2. Việc này đang được nhiều học sinh, thầy cô và phụ huynh hoan nghênh. Nhưng đồng thời có một nhóm khác thì lại lo lắng là nếu bỏ xếp hạng thì các em mất động lực.

bt.png
Bằng tốt nghiệp THCS sẽ bị bỏ thứ hạng. Ảnh: Google

Nhưng trong học bạ ghi chi tiết kết quả học tập theo từng năm, từng môn, nên học sinh vẫn phải nỗ lực học tập chứ không phải vì không ghi xếp hạng trên bằng mà khiến các em mất động lực.

Những quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đi theo thông lệ quốc tế, đáng được ủng hộ. Những cải tiến như vậy để giảm thiểu việc hành chính phiền phức, mang tính hình thức cho thầy cô và học sinh.

2 tên cướp ngân hàng ở Quảng Nam bị bắt thế nào?

Theo hồ sơ vụ việc, do nợ nần, cần tiền nên hai đối tượng Lập và Được bàn nhau đi cướp tài sản. Cả 2 xông vào chi nhánh ngân hàng Agribank tại xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên. Tại đây, hai đối tượng dùng súng (nghi là súng giả) và dao khống chế bảo vệ cùng nhân viên để cướp tài sản vào sáng 19/1.

cuop-ngan-hang-13570283.jpg
Hai tên cướp ngân hàng ở Quảng Nam bị bắt. Ảnh: VTC News

Lực lượng chức năng trích xuất camera dọc các tuyến đường, phát hiện 2 đối tượng chạy xe máy hiệu Sirius không biển số.Sau khi thực hiện vụ cướp bất thành, các đối tượng đã bỏ lại xe máy trộm được tại nghĩa địa thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng và sử dụng xe máy mang BKS 75R1 0217 chạy trốn ra huyện A Lưới.

Đến 12h ngày 20/1, hai kẻ thực hiện vụ cướp ngân hàng bị bắt giữ khi đang lẩn trốn trên địa bàn huyện A Lưới.

Làng trống cổ truyền ở Hà Tĩnh ế ẩm dịp Tết

Hiện nay làng Bắc Thai có gần 20 hộ làm trống thường xuyên, mỗi năm cung ứng ra thị trường hơn 2.000 sản phẩm các loại.

Khác với cảnh nhộn nhịp thường thấy ở các làng nghề dịp cuối năm, năm nay người làm trống tại Bắc Thai ảm đạm do lượng khách đặt hàng giảm mạnh. Các công xưởng nay chỉ lác đác một vài công nhân, nhiều hộ đã phải chuyển sang nghề khác.

cdn-i.vtcnews.vn-resize-ma-upload-2024-01-18-_lang-trong-bac-thai-2-11085156(1).png
Hình ảnh chiếc trống ở làng Bắc Thai. Ảnh: VTC News

“Nếu như mọi năm thì gia đình tôi phải làm việc xuyên ngày đêm mới có thể đủ hàng giao cho khách. Tuy nhiên năm nay đơn hàng giảm, máy móc nhiều lúc bỏ không, lượng khách đến đây chủ yếu là sửa trống”, ông Tráng, người dân ở làng nghề bộc bạch.

Tiếp viên đường sắt kể chuyện cứu em bé nằm ngoài toa tàu đang chạy trong ngày Tết

Năm 2011, Lê Ngọc Ánh tốt nghiệp trường Cao đẳng Đường sắt và được phân công về làm việc tại Trạm tiếp viên Đường sắt Hà Nội (thuộc Chi nhánh Đoàn tiếp viên Đường sắt Hà Nội, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội).

static-images.vnncdn.net-files-publish-2024-1-21-_tiep-vien-duong-sat-9-195(1).jpg
Tiếp viên Lê Ngọc Ánh trên toa tàu Bắc - Nam. Ảnh: VNN

Ngày đầu xuân Quý Mão, Ánh cùng đồng nghiệp nhận nhiệm vụ làm tiếp viên trên chuyến tàu SE1 chở rất đông hành khách. Sáng sớm 31/01/2023, (mùng 10 Tết), khi tàu đến ga Biên Hòa, như thường lệ Ánh làm nhiệm vụ đón tiếp khách lên toa tàu số 06 của mình. 

“Hôm ấy rét, bên ngoài trời vẫn còn tối. Khi tàu mở cửa chuẩn bị đón khách lên, nhìn thấy bao tải để trên bậc lên xuống của toa tàu, tưởng là rác em định nhặt vứt đi. Khi vừa chạm vào, em giật mình vì nghe tiếng trẻ con khóc.

Vừa sợ vừa run, em mở lớp bao tải bọc bên ngoài ra nhìn thấy một bé gái sơ sinh, còn nguyên dây rốn, mặt đã tím tái được cuốn trong lớp chăn mỏng", Ánh nhớ lại.

Theo Ánh suy đoán, cháu bé được người thân đặt bên ngoài toa xe từ nhà ga trước đó, vì tàu mở cửa 2 bên, nên ở ga trước không ai phát hiện ra. Rất may tàu chạy không quá nhanh nên khách nhí bất đắc dĩ bị đi "lậu vé" vẫn an toàn, chu du cùng đoàn tàu một quãng đường dài giữa tiết trời giá rét.

Gần 10 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết

Ngày 30 Tết (30 tháng Chạp âm lịch) đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình khắp mọi miền đất nước đều dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn mâm cơm cúng tổ tiên, cùng nhau chờ đón thời khắc giao thừa để "tống cựu nghinh tân".

Ngày cuối năm ấy còn đi vào câu ca dao: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà” để thấy rằng vào dịp Tết, dù khó khăn, thiếu thốn đến mấy thì nhà nào cũng cố gắng chuẩn bị mọi thứ đủ đầy.

Năm nay, người dân Việt Nam sẽ có một ngày 30 Tết đúng nghĩa. Theo Lịch vạn niên, năm nay sẽ có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp, còn từ năm 2025 - 2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin 19h ngày 21/1: Bỏ xếp hạng bằng tốt nghiệp THCS sẽ làm học sinh mất động lực?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO