Đề xuất Cục Phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

Thế Kha| 16/02/2024 17:15

Cục Phòng chống rửa tiền được đề xuất trở thành đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; sáp nhập Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính với Vụ Dự báo, thống kê.

Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chống rửa tiền.

Theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước (chủ trì soạn thảo), cơ quan phòng chống rửa tiền phải làm nhiệm vụ tách biệt về phòng chống rửa tiền, hạn chế có thêm các chức năng khác không liên quan trực tiếp cũng như có thêm tầng trung gian kiểm soát để đảm bảo độc lập trong hoạt động.

Cục Phòng, chống rửa tiền hoạt động theo mô hình đơn vị cấp Cục thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như hiện nay bị đánh giá "chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động".

Đề xuất Cục Phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước - 1

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước (Ảnh: NHNN).

Do đó, tổ chức lại Cục Phòng, chống rửa tiền thành đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước được cho là yêu cầu cần thiết và cấp bách để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền), tuân thủ nghĩa vụ thành viên trong APG (Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền)…

Ngân hàng Nhà nước thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ cơ bản thống nhất với đề xuất thành lập Cục Phòng, chống rửa tiền trên cơ sở tổ chức lại Cục này thành đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Thực hiện khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không thực hiện chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Để việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không tăng thêm đầu mối và biên chế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất sáp nhập Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính với Vụ Dự báo, thống kê thành Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính.

Sau sắp xếp, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên số lượng 25 đầu mối đơn vị như Nghị định số 102/2022 của Chính phủ.

Vụ Dự báo, thống kê đang được giao 49 biên chế; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính được giao 30 biên chế. Sau sáp nhập khối lượng công việc của Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính tăng lên, số lượng công chức được giao lên tới 79 người, gây khó khăn trong quản lý, điều hành.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép Vụ này sẽ có 6 phòng.

Đối với Cục Phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đề xuất giữ nguyên như hiện nay là 4 phòng. Biên chế của Cục vẫn giữ nguyên 44 người như hiện nay.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-cuc-phong-chong-rua-tien-truc-thuoc-ngan-hang-nha-nuoc-20240216115127725.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-cuc-phong-chong-rua-tien-truc-thuoc-ngan-hang-nha-nuoc-20240216115127725.htm
Bài liên quan
  • Chứng khoán kỳ vọng làn gió mới
    Thanh khoản sụt giảm mạnh, khối ngoại bán ròng khiến chứng khoán Việt èo uột trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Bản tin nông sản hôm nay (5-11): Giá hồ tiêu đi ngang, cà phê giảm 500 đồng/kg
    Giá hồ tiêu hôm nay (5-11) duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê giảm 500 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg.
  • Nhận định chứng khoán 5/11: Thị trường có thể đi ngang
    Thị trường chứng khoán có thể sẽ đi ngang và biến động quanh mức hiện tại trong phiên hôm nay 5/11. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm trong những phiên giao dịch tới, các cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán nên thị trường được kỳ vọng sớm hồi phục trong những phiên giao dịch tới.
  • Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử
    Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con.
  • Việt Nam xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD
    Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng...
  • Giá xăng dầu hôm nay (5-11): Xanh sàn
    Giá xăng dầu thế giới giữ đà leo dốc, sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC+ và "hóng" kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất Cục Phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO