Chồng 10 tháng thất nghiệp, không chịu tìm việc làm: Kinh tế gia đình tôi suy sụp, căng thẳng vợ chồng cũng gia tăng

07/06/2024 10:30

Đây thực sự là một vấn đề rất, rất thực tế. Thất nghiệp không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn là sự căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình.

Tuần trước sau khi giới thiệu một cuốn sách có tên "Company of one", chủ yếu nói về đợt sa thải hàng loạt trong ngành CNTT của Mỹ cách đây 20 năm, khi rất nhiều người mất việc, có nhiều độc giả đã để lại cho tôi tin nhắn chia sẻ trải nghiệm của mình.

Trong đó có một tin nhắn rất đặc biệt tới từ một độc giả, cô ấy nói: "Chồng tôi thất nghiệp một công ty CNTT lớn được mười tháng rồi, anh ấy vẫn cứ ở nhà như vậy. Làm sao để nhắc nhở anh ấy "anh nên tìm cho mình một công việc đí" mà không khiến anh ấy cảm thấy áp lực hay tổn thương?"

Đây thực sự là một vấn đề rất, rất thực tế. Thất nghiệp không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn là sự căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình.

01

Có một câu chuyện có thật trong cuốn "Company of one" khiến tôi phải suy nghĩ rất lâu.

Tác giả đã theo chân một cặp vợ chồng thất nghiệp trong nhiều năm để tìm hiểu về hành động của họ.

Câu chuyện như sau:

Có một cặp vợ chồng, người chồng gọi là A, anh 35 tuổi.

Trước khi mất việc, anh là nhân viên kỹ thuật trụ cột của một công ty CNTT và vẫn đang học EMBA trong thời gian rảnh rỗi.

Người vợ là B, từng có sự nghiệp riêng nhưng sau khi con gái chào đời cách đây 5 năm, cô đã nghỉ việc và trở thành một bà nội trợ.

Gần đây họ đã sinh đứa con thứ hai.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, A bị công ty cho nghỉ việc.

Có hai đứa trẻ phải nuôi và những khoản tiền phải trả hàng tháng.

Đột nhiên, áp lực lên gia đình nhỏ tăng mạnh.

Để hỗ trợ gia đình, người vợ đã tìm một công việc bán thời gian trong một cửa hàng quần áo trẻ em, đồng thời làm nhân viên lễ tân tại một phòng khám nhỏ.

Người chồng ban ngày chăm sóc con cái và tiếp tục tìm việc làm, buổi tối dạy tiếng Tây Ban Nha, sáng sớm đến trung tâm thương mại dỡ hàng.

Nhưng…

Mặc dù cặp đôi đã tìm được bốn công việc bán thời gian nhưng lương của họ vẫn giảm.

Từ tầng lớp trung lưu trong ngành công nghệ cao đến "sáng sớm dỡ hàng + đứng quầy trong trung tâm thương mại"

Địa vị của cả hai vợ chồng cũng sa sút đáng kể.

Sau đó, họ vẫn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của cả bố và mẹ.

Người chồng rất tin tưởng vào khả năng của mình. Ngay sau khi mất việc, anh đã gửi email cho bạn bè và các bạn học MBA, nhờ mọi người giúp anh tìm việc làm.

Trong thời gian thất nghiệp, anh ấy không ngừng tiếp tục học tập và nâng cao chuyên môn của mình.

Rất có chí tiến thủ.

Lúc đầu, cả hai vợ chồng vẫn có thể cầm cự.

Tuy nhiên, sau hơn một năm thất nghiệp, mối quan hệ giữa hai người bắt đầu trở nên căng thẳng.

Đầu tiên, A cãi nhau lớn với mẹ vợ.

Mẹ vợ trách anh:

"Không tìm được việc làm vì con quá kiêu ngạo, cứ nhất định phải là giám đốc điều hành cấp cao nên đến giờ vẫn không có gì cả đấy."

B cũng rất khó xử.

Một mặt, cô phải buộc mình phải hỗ trợ chồng vô điều kiện.

"Là một người vợ, dường như tôi không có cảm xúc nào khác ngoài việc ủng hộ anh ấy, tôi không thể sợ hãi hay trách móc…"

Giống như độc giả của tôi, họ đều đang loay hoay tìm cách "nhắc nhở người chồng thất nghiệp mà không khiến chồng cảm thấy căng thẳng hay chịu tổn thương"

Mặt khác, B cũng rất hối hận, cô thực sự không nên để mất công việc của mình.

"5 năm trước, tôi cũng có 10 năm kinh nghiệm làm việc, nhưng tôi đã nghỉ việc và trở thành một bà nội trợ, điều này chắc chắn khiến tôi kiếm được ít tiền hơn. Tôi thực sự hối hận vì đã lãng phí nhiều năm như vậy và không theo kịp thời đại, hiện tại tiềm năng thu nhập rõ ràng là không tốt bằng anh ấy".

Sau một thời gian thất nghiệp, mối quan hệ vợ chồng rơi vào trạng thái lâm nguy.

Chồng 10 tháng thất nghiệp, không chịu tìm việc làm: Kinh tế gia đình tôi suy sụp, căng thẳng vợ chồng cũng gia tăng-1

02

Có một điều rất thú vị.

Khi nhiều người có thu nhập cao lần đầu bị mất việc, họ không muốn tìm một công việc lương thấp trong cùng ngành.

Chẳng hạn, sau khi một lập trình viên của một công ty Internet lớn với mức lương hàng năm hàng tỷ đồng bị mất việc, anh ta không muốn tìm một vị trí trong cùng ngành với mức lương hàng năm chỉ vài trăm triệu.

Họ thà làm một công việc bán thời gian lương thấp còn hơn.

Giống như người chồng trong câu chuyện trên, khá điển hình.

Nhưng… Sự lựa chọn này cũng có sự hợp lý của nó.

Bởi vì ngành công nghiệp nhỏ nên bạn rất dễ tự coi mình là "lao động giá rẻ" nếu vội vàng tìm một công việc lương thấp trong ngành này.

Thứ nhất, đối mặt với đồng nghiệp cũ, tâm lý mất thăng bằng.

Thứ hai, họ lo lắng về việc trở thành tiêu chuẩn lương tham khảo cho công ty tiếp theo.

Nếu tiếp tục thay đổi công việc một lần nữa, mức lương sẽ khó tăng lên.

Nhận được một công việc lương thấp sớm? Hay bạn nên ở lại một thời gian và kiếm một công việc lương cao?

Đôi khi thật khó để đưa ra quyết định.

03

Làm thế nào để bình tĩnh nhắc nhở người bạn đời đang thất nghiệp của bạn không nên cứ ở nhà như vậy?

Thật khó để đưa ra câu trả lời.

Có lẽ hai vợ chồng cần phải thương lượng kỹ càng, giao tiếp nhiều hơn để có thể hiểu nhau hơn.

Nhưng có thể khéo léo nhắc nhở:

"Biết khi nào nên làm gì" cũng là một loại kỹ năng.

Chẳng hạn, khi tìm việc, hãy đặt ra thời hạn cho bản thân.

Trong khoảng thời gian này, bạn có thể tuân thủ các nguyên tắc của mình và không cân nhắc đến mức lương thấp và chức vụ thấp.

Nhưng nếu quá thời hạn, bạn phải dứt khoát dừng trạng thái này lại.

Hãy hạ thấp sự mong đợi của bạn và "nhấc mông lên".

Giống như khi chúng ta mua cổ phiếu hoặc quỹ, nhiều người nói rằng chúng ta phải kiên trì và tin vào giá trị của thời gian.

Điều này là đúng.

Tuy nhiên, nếu người quản lý quỹ đã bị thay thế thì tại sao chúng ta vẫn nhất quyết?

Nếu các yếu tố cơ bản của công ty đang gặp khó khăn thì tại sao chúng ta nên giữ cổ phiếu?

Ngoài việc biết khi nào nên làm gì, bạn còn phải học cách "Lên kế hoạch trước".

Cuốn "Company of one" cũng nhắc tới một số cặp đôi thất nghiệp nhưng bớt căng thẳng hơn.

Một số có khoản tiết kiệm tương đối lớn, đủ để trang trải chi phí hàng ngày.

Chỉ cần tiết kiệm lại một chút.

Một số đã trả hết nợ thế chấp và con cái họ đã vào đại học trước khi mất việc.

Áp lực không lớn đến vậy.

Cũng có những gia đình mà vợ/chồng có công việc ổn định và dòng tiền ổn định, đó là gia đình DINK (thuật ngữ chỉ những cặp vợ chồng mà cả hai đều có công ăn việc làm, có hai nguồn thu nhập và không sinh con).

Nhìn chung:

Hoặc là có thể tăng doanh thu hoặc là giảm chi tiêu.

Hoặc không có nợ hoặc có tài sản.

Ngay cả khi bạn thất nghiệp, bạn vẫn có thể linh hoạt và có nhiều lựa chọn hơn khi tìm việc làm.

04

Tại sao những gia đình vốn có kinh tế khá giả lại "trở lại cảnh nghèo ở tuổi trung niên"?

Có lẽ là bởi:

Lầm tưởng mức lương cao là sự may mắn suốt đời.

Cũng giống như nhiều người nổi tiếng, họ sống trong cảnh nghèo khó sau khi hết thời.

Bởi dòng tiền của họ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, không phải là mức lương cao bền vững và ổn định.

Hũ vàng đầu tiên dễ dàng bị lãng phí.

Hãy nói về cái kết vợ chồng A..

9 năm sau tác giả trở lại thăm họ.

Không phải là một kết thúc có hậu.

A đã tìm được việc làm sau hơn một năm thất nghiệp. Anh ấy đã thay đổi công việc nhiều lần, lương và chức vụ đều tăng lên.

Nhưng vài năm sau, vì không thể cạnh tranh với đồng nghiệp, anh ấy lại thất nghiệp.

Sau khi mất việc lần này, A hoàn toàn suy sụp.

Bởi lẽ vai trò của cặp đôi này bị đảo ngược.

Người vợ B không còn là người phụ nữ âm thầm ở phía sau ủng hộ chồng nữa.

Cô làm việc chăm chỉ để bắt đầu kinh doanh, công việc kinh doanh của cô ngày càng tốt hơn. Tuy thu nhập không lý tưởng, nhưng cô đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

A một lần nữa nhận được trợ cấp thất nghiệp và chăm sóc 2 đứa con.

"Bây giờ tôi giống như một người vợ trong gia đình, phải ngửa tay ra xin tiền vợ".

Cuộc hôn nhân của họ một lần nữa lại đứng trên bờ vực tan vỡ.

Lý do họ không ly hôn chỉ là vì:

"Hiện tại thu nhập của gia đình thậm chí chỉ bằng 1/5 mức lương trước đây của A… Hai vợ chồng không ai có thể sống một mình được."

Còn bạn, liệu đã từng rơi vào hoàn cảnh của vợ chồng A? Khi đó, bạn giải quyết vấn đề này ra sao?

Theo Người đưa tin

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/yeu/chong-10-thang-that-nghiep-khong-chiu-tim-viec-lam-kinh-te-gia-dinh-toi-suy-sup-cang-thang-vo-chong-cung-gia-tang-n-601697.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/yeu/chong-10-thang-that-nghiep-khong-chiu-tim-viec-lam-kinh-te-gia-dinh-toi-suy-sup-cang-thang-vo-chong-cung-gia-tang-n-601697.html
Bài liên quan
  • Hôn nhân trắc trở, tan vỡ: nhiều lý do không ai tin nổi!
    Sau 15 năm chung sống và có hai con, cô vợ yêu người khác nhưng quyết không ly hôn; "Ly hôn hoa râm" chỉ những cuộc hôn nhân đổ vỡ khi vợ chồng ngoài 50 tuổi; Bất ngờ phát hiện chồng ngoại tình qua một ứng dụng chạy bộ...
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chồng 10 tháng thất nghiệp, không chịu tìm việc làm: Kinh tế gia đình tôi suy sụp, căng thẳng vợ chồng cũng gia tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO