Bật mí 3 cách phát hiện iPhone, iPad bị tráo linh kiện khi sửa chữa

T/H| 15/12/2022 14:30

Việc bị “tráo" linh kiện khi mang điện thoại đi sửa chữa trở thành nỗi lo sợ với bất kỳ người dùng nào, nhất là các sản phẩm như iPhone 14. Các ‘bí kíp' sau đây sẽ giúp người dùng nhận biết chính xác linh kiện chính hãng của máy có bị thay thế hay không.

Tại Việt Nam hiện nay, giá bán một chiếc điện thoại iPhone 14 trung bình khoảng từ 30-50 triệu đồng. Rõ ràng đây là một mức giá không hề rẻ. Vì vậy, nếu chẳng may các linh kiện như pin, màn hình một khi hư hỏng, người dùng đều phải tốn không ít tiền đem máy đi sửa chữa. Tuy nhiên, cửa hàng chuyên sửa chữa bảo dưỡng của Apple luôn thu phí rất cao, nên nhiều người dùng có thể chọn sửa điện thoại ở các cửa hàng sửa chữa nhỏ lẻ. Từ đó xảy ra nhiều trường hợp bị tráo đồ, “luộc" linh kiện, thay thế bằng các thiết bị rẻ hơn hàng chính hãng, giá cả chênh lệch từ 100 đến 300 USD. Hơn nữa, các linh kiện không thuộc chính hãng thường nhanh xuống cấp, thậm chí còn có khả năng làm hư hại cả chiếc iPhone của bạn.

Ngoài ra, khi mua iphone cũ cũng có khả năng mua phải chiếc điện thoại đã bị tháo dỡ linh kiện chính hãng, thay vào đó là các linh kiện “dỏm", người dùng đã phải tốn một số tiền lớn nhưng nhận lại là một chiếc điện thoại iphone đã bị thay linh kiện thì khó mà chấp nhận được.

Xem thêm: Ứng dụng giúp kiểm tra nhanh ‘sức khỏe’ desktop, laptop

01.jpg

(Hình ảnh lấy từ website chính thức của Apple: https://support.apple.com/iphone/repair)

Như vậy, chúng ta nên làm cách nào để phát hiện linh kiện của iPhone có bị “tráo đổi"? Người dùng hãy thực hiện theo 3 cách sau đây:

Kiểm tra phần giới thiệu điện thoại

Apple sau mỗi dịp ra mắt các sản phẩm đã phát hiện vấn nạn này trên thị trường, cho nên trong phần giới thiệu sẽ xuất hiện thông báo “Linh kiện không xác định", hoặc “Linh kiện không thuộc chính hãng”. Sau khi tiến hành kiểm tra dòng máy mới như iPhone 11 Pro, đặc biệt là pin và màn hình đã bị đổi thành linh kiện thay thế, đều sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo. Nhưng ở các dòng máy iPhone 6/7/8/X thì không nhất định sẽ xuất hiện thông báo. Ngoài ra, cửa hàng sửa chữa điện thoại nếu chưa phải là đại lý uỷ quyền của Apple thì cho dù dùng linh kiện chính hãng thay vào (ví dụ tháo pin chính hãng của chiếc iPhone này gắn vào chiếc iPhone kia) cũng sẽ xuất hiện thông báo “Linh kiện không thuộc chính hãng", đây có lẽ là cách mà Apple bảo vệ các đại lý sửa chữa uỷ quyền của mình, do đó cần phải tiếp tục xem xét những chính sách của Apple.

Kiểm tra phần giới thiệu

Dùng ứng dụng Phone Doctor Anti-Fraud

Cách thứ hai là sử dụng ứng dụng Phone Doctor Anti-Fraud (ứng dụng AF) để kiểm tra và so sánh linh kiện iPhone. Ứng dụng AF hoàn toàn miễn phí cho mọi người dùng. Sau khi mở ứng dụng hãy nhập mã đăng nhập được cung cấp từ ứng dụng Phone Doctor Plus, người dùng có thể truy cập vào trang web chính thức của Phone Doctor Plus để nhận được hướng dẫn chi tiết hơn. Sau khi cho phép iPhone tin cậy ứng dụng AF, ứng dụng sẽ tự động quét các linh kiện của iPhone, chọn “Save" để lưu lại các thông tin của linh kiện, người dùng cần lưu ý rằng ứng dụng sẽ không tự động lưu các thông tin của linh kiện trừ khi người dùng ấn chọn “Save".

Ứng dụng Phone Doctor Anti-Fraud

Do đó, sau khi đem máy đi sửa chữa người dùng chỉ cần liên kết với ứng dụng, chọn “Compare" lập tức có thể biết được chiếc điện thoại của mình có bị “tráo" linh kiện hay không rồi !

Kết nối iPhone với ứng dụng AF

Liên kết tải ứng dụng: https://en.ideamt.com/anti-fraud

Tính năng phát hiện linh kiện gốc và thay thế

Cách thứ 3 cũng là sử dụng ứng dụng Phone Doctor Anti-Fraud, dùng chức năng phát hiện linh kiện nguyên gốc và linh kiện thay thế. Người dùng kết nối iPhone với ứng dụng AF giống như trên, sau khi cho phép tin cậy chọn mục “Original parts", ứng dụng sẽ tự động quét linh kiện, “Non-original parts" cho thấy linh kiện đã bị thay qua, nhưng không nhất định là chính hãng hay không thuộc chính hãng.

Ứngng dụng tự động quét linh kiện

Sau khi thấy dòng chữ đỏ xuất hiện trong mục “Original parts", người dùng chọn mục “3rd party", nếu giao diện ứng dụng AF một lần nữa xuất hiện dòng chữ đỏ “3rd party" thì chắc chắn là đó linh kiện không thuộc chính hãng.

Giao diện ứng dụng AF

Ứng dụng AF vô cùng tiện lợi, có thể trong một lần kiểm tra hơn 10 loại linh kiện trong máy, như: màn hình, máy ảnh, pin, wi-fi, bluetooth… Theo giới thiệu trên trang web chính thức của Phone Doctor Plus, ứng dụng AF sử dụng dữ liệu lớn (big data) kết hợp với kỹ thuật độc quyền của Phone Doctor Plus để so sánh chéo. Vì vậy, ứng dụng AF cho kết quả vô cùng chính xác và đáng tin cậy, người dùng hoàn toàn có thể an tâm tải về và sử dụng.

Người dùng có thể tải về ứng dụng Phone Doctor Anti-Fraud phiên bản dành cho hệ điều hành Mac OS và Windows tại địa chỉ:https://en.ideamt.com/anti-fraud. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, người dùng có thể truy cập vào website chính thức của ứng dụng tại: https://ideamt.com/

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bật mí 3 cách phát hiện iPhone, iPad bị tráo linh kiện khi sửa chữa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO