Ngày 10.12, tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, 100% đại biểu đã nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025.
Bệnh viện Trưng Vương trong đại dịch COVID-19 là cơ sở y tế đầu tiên của TPHCM chuyển thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 với công suất 1.000 giường. Sau dịch, hệ thống trang thiết bị tại bệnh viện bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến khám chữa bệnh cho người dân.
Đồng Nai – Trước làn sóng y bác sĩ nghỉ việc, trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ kinh phí cho 879 bác sĩ. Ngoài ra, tỉnh cũng đã thu hút được 18 bác sĩ về Đồng Nai (9 người ở tuyến tỉnh và 9 người ở tuyến huyện), hỗ trợ kinh phí thuê nhà cho 95 bác sĩ và hỗ trợ kinh phí đối tượng nữ cho 49 bác sĩ…
Đồng Nai - Bất chấp làn sóng y bác sĩ nghỉ việc, nhiều sinh viên ngành điều dưỡng, nữ hộ sinh đều cho biết nộp hồ sơ theo học vì đam mê và không hối hận khi theo học ngành này…
ĐỒNG NAI – Dự thảo Nghị quyết của ngành Y tế tỉnh dự kiến chi tới 350 triệu đồng/người để thu hút nhân lực chất lượng cao ngăn làn sóng y bác sĩ nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, với chính sách thu hút bác sĩ về tỉnh nhận được số tiền “khủng”, trong khi mức hỗ trợ cho y bác sĩ có trình độ đã cống hiến lâu năm ở Đồng Nai lại không được bao nhiêu, dễ tạo tâm lý “so bì” khiến họ tiếp tục nghỉ việc.
ĐỒNG NAI - Ngày 22.8, theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đề cương chi tiết mới nhất của dự thảo Nghị quyết thu hút hỗ trợ nhân viên y tế giai đoạn 2023-3027 có sự điều chỉnh so với dự thảo trước đây. Theo đó, mức dự chi cao nhất để thu hút tiến sĩ, bác sĩ CKII về Đồng Nai làm việc tăng lên tới 350 triệu đồng/người.
Bộ Y tế đề xuất Chính phủ có chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt các ngành, chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở.
ĐỒNG NAI - Làn sóng y bác sĩ nghỉ việc tại Đồng Nai có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn vì bệnh viện công không tuyển được người mới từ các trường y trên địa bàn. Nguyên nhân là do sinh viên tốt nghiệp ra trường đều chọn các phòng khám tư nhân, các cơ sở làm đẹp hoặc cơ sở y tế tư nhân ở TPHCM để làm việc.
Bình Dương - Những ngày qua tại Bình Dương, trên mạng lan truyền văn bản là quyết định về việc tăng lương của thạc sĩ - bác sĩ nhưng cũng chỉ bằng và thấp hơn lương công nhân.
Bình Dương - Những ngày qua tại Bình Dương, trên mạng lan truyền văn bản là quyết định về việc tăng lương của thạc sĩ - bác sĩ nhưng cũng chỉ bằng và thấp hơn lương công nhân.
ĐỒNG NAI – Ngày 7.8, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, mới đây tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ các giải pháp để tăng lương, thu nhập, phụ cấp ưu đãi... để ngăn làn sóng y bác sĩ nghỉ việc hiện nay.
Thời gian qua, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đã nói về những điều bất hợp lý trong tiền lương và chế độ đãi ngộ với nhân lực công tác trong ngành y tế nói chung và bác sĩ nói riêng. Nhiều người cho rằng, đây là bài toán cần có lời giải ngay để ngăn làn sóng bác sĩ bỏ việc, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành y.
ĐỒNG NAI - 21h đêm, bác sĩ H đang trực cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành thì bị một người đàn ông là người nhà bệnh nhân ngang nhiên mang theo 2 thanh sắt loại phi 12 lao vào đánh tới tấp vào đầu khiến bác sĩ H bị thương nhiều chỗ.
ĐỒNG NAI - Trước làn sóng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc vẫn chưa dừng lại, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết về chính sách thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2027. Theo đó, mức chi thu hút dự kiến từ 200-300 triệu đồng/người và nhận một lần. Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm tiền thuê nhà…
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số lượng bệnh nhân tới khám tăng 200-300% so với năm trước, khiến nhân viên y tế “quay cuồng” tăng ca cũng không hết việc vì quá tải.
Trong 6 tháng đầu năm đã có 231 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên y tế công lập nghỉ việc. Tuy nhiên, theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, làn sóng bác sĩ nghỉ việc vẫn chưa dừng lại. “Hiện vẫn còn một số nhân viên y tế đang xin nghỉ việc tại các bệnh viện công lập, đây là vấn đề rất đau đầu” – ông Lê Quang Trung – Phó giám đốc Phụ trách Sở Y tế cho biết.
Trong 18 tháng qua, đã có 9.397 bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước xin thôi việc, bỏ việc. Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…
Thu nhập thấp cộng với áp lực công việc đã khiến nhiều cơ sở y tế công lập không giữ chân được nhân viên. Trước thực tế đó, các bệnh viện phải tuyển dụng và đào tạo nhân sự lại từ đầu...
Theo các chuyên gia, bác sĩ ồ ạt nghỉ việc, chuyển việc, đặc biệt là sau dịch COVID-19 là điều có thể dự đoán từ trước. Nếu những kiến nghị về chế độ cho y bác sĩ chưa được xem xét giải quyết, thì làn sóng này sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Làn sóng bác sĩ bỏ bệnh viện công đã không còn xa lạ, đặc biệt là sau dịch COVID-19. Lương tại bệnh viện công thấp, thậm chí không đủ để trang trải cuộc sống là một trong những nguyên nhân "đắng lòng" khiến các bác sĩ quyết định rời đi.
ĐỒNG NAI - Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã có 6 bác sĩ và 30 điều dưỡng nghỉ việc gây ra sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực tại đây. Để bù đắp công việc của những người nghỉ việc, mỗi điều dưỡng phải gồng gánh, chăm sóc 5 ca bệnh sốt xuất huyết mỗi ngày, họ liên tục phải đi “tua 2” – tức nghỉ một ngày trực đêm một ngày và liên tục trong thời gian dài khiến sức khoẻ suy kiệt.
Khi 'chất xám' chuyển mạnh từ công sang tư, liệu người yếu thế, thiệt thòi trong xã hội sẽ hưởng chất lượng y tế, giáo dục, hành chính công… như thế nào trong hiện tại lẫn tương lai?