Ăn vào buổi trưa
Chúng ta nên ăn khoai lang vào buổi trưa, vì lượng canxi có trong khoai lang cần 4 - 5 giờ để cơ thể con người hấp thụ. Sau khi ăn khoai lang vào buổi trưa, ánh nắng chiều có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi mà không ảnh hưởng đến việc ăn các thực phẩm khác vào bữa tối.
Khoai lang chứa đường nên việc ăn vào buổi tối sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ kịp và có thể gây đầy hơi.
Không ăn cùng đồ ngọt
Bản thân khoai lang chứa hàm lượng carbohydrate cao và có vị ngọt nhất định, nếu ăn chung với đồ ngọt sẽ làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
Không ăn nhiều vỏ khoai lang
Vỏ khoai lang chứa nhiều alkaloid, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn khoai lang cả vỏ vì khoai lang bị nhiễm mầm bệnh đốm đen sau khi nấu chín rất khó xác định, do đó, không nên ăn khoai lang có đốm đen hoặc bị cháy, vì có thể gây ra bệnh, ung thư.
Ngoài ra, khoai lang nướng bằng than khi nướng sẽ sinh ra một lượng lớn chất có hại như sulfur dioxide, ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe.Không ăn khoai lang sống
Chúng ta nên ăn khoai lang trộn với cơm, điều này có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chủ yếu. Không ăn khoai lang quá nhiều vì cơ thể sẽ tiết ra nhiều axit dạ dày, axit dạ dày dư thừa sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây trào ngược axit khiến người gây ợ nóng.
Ngoài ra, không nên ăn khoai lang sống vì màng tế bào tinh bột trong khoai lang sống chưa bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và khó tiêu hóa trong cơ thể con người.