Trẻ làm tốt 3 việc, từ học sinh trung bình cũng có thể thành học sinh giỏi

23/09/2023 15:27

Cha mẹ cần điều chỉnh phương pháp học tập để giúp con nâng cao điểm số.

Một số đứa trẻ ban đầu có thành tích học tập tốt, nhưng sau kỳ nghỉ hè, các em bị bạn cùng lớp vượt mặt. Đặc biệt đối với học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, điểm số rất dễ tụt dốc trong học kỳ mới dù con vẫn học hành như thế.

Có những lý do như:

1. Trẻ đã không ôn tập và củng cố nghiêm túc kiến thức trong kỳ nghỉ hè. Nếu trẻ chỉ bận chơi mà không học, hai tháng cũng đủ để nới rộng khoảng cách giữa những đứa trẻ.

2. Phần lớn kiến thức của lớp 1 và lớp 2 ở bậc tiểu học thường rất đơn giản, gần như trẻ mới chỉ bắt đầu làm quen với mặt chữ và các con số. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy trẻ biết đọc, viết, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Lúc này, trẻ không cần tư duy phức tạp và có thể nắm vững hầu hết kiến thức bằng cách học thuộc lòng, đặc biệt là một số trẻ đã tham gia lớp học thêm trước khi học tiểu học nên có thể đạt điểm cao một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, khi trẻ lên lớp 3, kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Dù là đọc, viết hay làm Toán thì trẻ cần có tự duy học tập và phương pháp học nhất định thì mới có kết quả tốt. Những đứa trẻ học tập chỉ dựa vào phương pháp học thuộc lòng sẽ có kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.

Trẻ làm tốt 3 việc, từ học sinh trung bình cũng có thể thành học sinh giỏi-1Ảnh minh họa

Lúc này, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh phương pháp học tập của trẻ sẽ giúp trẻ nâng cao điểm số. Lưu ý 3 điều sau đây:

Xem bài trước khi đến lớp

Xem bài trước khi đến lớp không chỉ là đọc lướt qua một lượt mà khi đọc còn cần tìm hiểu sâu, chỉ ra những điểm mấu chốt, những khó khăn, điểm còn nghi ngờ trong bài học. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ suy nghĩ kỹ xem nội dung đó có liên quan như thế nào với bài học trước. Nếu sau giờ học mà trẻ vẫn chưa hiểu rõ điểm nào đó, hãy nhớ hỏi ý kiến giáo viên kịp thời và cải thiện ngay.

Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức trên lớp
Việc trẻ tiếp thu kiến thức trên lớp quyết định điểm số, phụ huynh phải đánh giá xem con mình hiểu bài hay chưa bằng những cách sau:

① Trước khi làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể kiểm tra vở ghi chép và bài kiểm tra trên lớp của con mình.

② Đừng vội giúp con làm bài tập về nhà, trước tiên hãy kiên nhẫn quan sát cách con làm để biết con nắm kiến thức tới đâu. Nếu trẻ làm nhanh và có độ chính xác cao chứng tỏ trẻ đã tiếp thu kiến thức trên lớp tốt.

③ Trước khi chính thức bắt đầu làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể liệt kê những điểm kiến thức chính ra giấy để trẻ có thể nhớ lại được nhiều nội dung trọng tâm nhất có thể.

Rèn luyện sau giờ học
Sau mỗi học phần, cha mẹ nên hướng dẫn con tóm tắt lại kiến thức các môn chính để kiểm tra kết quả học tập. Từ đây xác định con còn yếu ở đâu, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu hụt. Khi gặp phải những kiến thức mà con thường xuyên mắc lỗi, hãy chuẩn bị một cuốn vở để ghi chú những điểm cần ghi nhớ rồi xem lại hàng ngày.

Hãy tạo cho con thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức ngoài trường lớp. Bằng cách đọc các tài liệu mới, trẻ sẽ học được nhiều từ, kiến thức mới - những thứ có thể xuất hiện trong một bài kiểm tra. Bạn có thể tham khảo đề xuất về những cuốn sách nên cho con đọc từ trường hoặc từ các thư viện công cộng.

Một bài kiểm tra không phải là thước đo hoàn hảo về những gì đứa trẻ có thể làm bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm số. Nếu bạn quá nhấn mạnh, quan tâm việc con được điểm cao, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ trước mỗi bài kiểm tra.

Bên cạnh đó, hãy khen ngợi con vì những điều đã làm tốt. Cách này giúp con có động lực và sẽ làm hết sức mình.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/tre-lam-tot-3-viec-tu-hoc-sinh-trung-binh-cung-co-the-thanh-hoc-sinh-gioi-n-575901.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/tre-lam-tot-3-viec-tu-hoc-sinh-trung-binh-cung-co-the-thanh-hoc-sinh-gioi-n-575901.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Trẻ làm tốt 3 việc, từ học sinh trung bình cũng có thể thành học sinh giỏi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO