Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, khi chi tới 1,27 tỷ USD để nhập, chiếm 20,2% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta.
Cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc ngày càng nóng. Bởi vậy, Thái Lan quyết định tự nâng tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới nhằm giữ thị phần.
Xuất khẩu gạo năm 2022 đạt hơn 7,1 triệu tấn, thu về 3,45 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khách hàng lớn nhất của gạo Việt vẫn là Philippines, còn tại thị trường Trung Quốc gạo Việt dần vắng bóng.
Trung Quốc chi tới 260 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản, nhưng họ giờ khó tính ngang Mỹ và Nhật Bản. Bởi vậy, khi làm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp đừng cố 'gò ép' sản lượng mà quên vấn đề chất lượng.
Không chỉ sầu riêng mà chuối, mít, dưa hấu, thanh long,... cũng ùn ùn xuất sang Trung Quốc. Nhờ đó, giá các loại trái cây này tăng cao, có loại tăng dựng đứng.
Sầu riêng đang trong những ngày sốt giá chưa từng có, thành loại quả có giá tiền triệu, xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng thuận lợi. Nhưng các doanh nghiệp lại lo lắng về chất lượng của loại trái cây này.
Tháng đầu tiên của năm 2023, xuất khẩu cá tra lao dốc. Con "cá tỷ USD" này của Việt Nam vẫn ngóng đơn hàng từ Trung Quốc và Mỹ khi có những tín hiệu tích cực từ hai thị trường chủ lực.
Giá sầu riêng tại miền Tây nước ta đang cao kỷ lục lịch sử, thương lái ráo riết gom hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại thị trường lớn nhất thế giới này, Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh mới.
Tiếp cận thành công các thị trường lớn, rau quả Việt tự tin 'sải bước' ra thế giới, xóa dần hình thức buôn chuyến. Kỳ vọng năm 2023 sẽ vào giai đoạn bứt tốc, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự báo lập kỷ lục mới.
Sau một thời gian dài có giá rất rẻ, giờ đây giá thanh long vọt tăng mạnh. Các vựa thu mua ráo riết gom hàng với giá cao để xuất khẩu sang Trung Quốc, nông dân trồng thanh long lãi lớn, ăn Tết to.
Sầu riêng xuất sang Trung Quốc có tháng tăng 4.100%. Một ngày, xe sầu xuất khẩu nhiều không đếm xuể. Loại trái cây đặc sản của Việt Nam đang trúng đậm khi xuất chính ngạch sang Trung Quốc và dự báo thu về tỷ USD trong năm 2023.
Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống Covid-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, bao gồm cả hàng hóa đông lạnh.
Giá thanh long đang tăng mạnh trong những ngày giáp Tết Quý Mão 2023, thậm chí nhiều nơi giá đã tăng gấp 3 lần. Xuất khẩu thuận lơi, thanh long được dự báo sẽ trở lại vị thế trái cây tỷ USD.
Chỉ trong tháng 10 năm nay, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 4.120% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng kỷ lục đưa sầu riêng trở thành mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Trung Quốc tháng vừa qua.
Sản lượng trái cây của Thái Lan chỉ 5,43 triệu tấn, thua xa mức 12-13 triệu tấn của Việt Nam. Nhưng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Thái Lan dự kiến đạt 8,53 tỷ USD, trong khi của Việt Nam chỉ khoảng 3,2 tỷ USD.
Trung Quốc chi tới 13,5 tỷ USD nhập khẩu trái cây một năm, nhưng thị trường này giờ được cho là khó tính ngang với Mỹ, châu Âu. Chỉ một củ khoai lang phát hiện dính đất, cả lô hàng sẽ bị tiêu huỷ hoặc trả về.
Sau khi ký nghị định thư với Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của nước ta tăng kỷ lục 294% trong tháng 10/2022. Giá loại quả này cũng tăng gấp 3 lần, giúp nông dân có thu nhập cao.
Vào dịp Tết, nhu cầu trái cây của thị trường Trung Quốc chiếm tới hơn 50% lượng trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam. Chuyên gia cảnh báo sẽ có hiện tượng ùn ứ tại biên giới.
Trước thực trạng giá sầu riêng tăng gấp 3 lần khiến nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, Bộ NN-PTNT ngày 30/11 vừa ra Chỉ thị yêu cầu nông dân không tự phát mở rộng diện tích.
Trung Quốc đã chi hơn 213,4 triệu USD để mua quả chuối tươi từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2022. Gần đây, giá chuối ở ĐBSCL còn tăng gấp đôi khi loại trái cây này chính thức có "visa" sang thị trường Trung Quốc.