Thời sự 24 giờ: Chốt lịch xử hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 12/12/2023
Chốt lịch xử hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh
TAND TP Hà Nội thông tin sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh cùng 36 bị cáo liên quan vụ Việt Á, vào ngày 3/1/2024.
Xem thêm: Ông Nguyễn Thanh Long 'nói một đàng, làm một nẻo'
Phiên tòa dự kiến xét xử trong 20 ngày, gồm cả ngày nghỉ. Hiện có tổng số hơn 70 luật sư tham gia phiên tòa. Trong đó, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có 4 luật sư bào chữa; cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh có 1 luật sư bào chữa.
Xem thêm: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long 2 lần 'vòi' hàng triệu USD như thế nào?
Xem thêm: Cựu Bộ trưởng Y tế "bảo lãnh" cho Việt Á bán kit test tại Hải Dương
Ông Nguyễn Thanh Long cùng Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của ông Long); Phạm Duy Tuyến (cựu giám đốc CDC Hải Dương), Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính), Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) bị VKSND Tối cao truy tố về tội Nhận hối lộ.
Xem thêm: Ông Chu Ngọc Anh 'nâng đỡ' Công ty Việt Á thế nào để được cảm ơn 200.000 USD?
Cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc bị truy tố cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bị can Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Việt Á) và cấp phó Vũ Đình Hiệp bị truy tố về hai tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Xem thêm: Nhận hơn 4,6 tỷ đồng của Chủ tịch Việt Á, ông Chu Ngọc Anh nói 'Tớ cảm ơn'
Hồ sơ vụ án thể hiện, trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của bị can Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ KH&CN) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) 100.000 USD.
Xem thêm: Câu nói ‘tớ cám ơn' của cựu bộ trưởng sau khi nhận tiền từ Việt Á
Ngoài ra, Phan Quốc Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD và cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh 200.000 USD.
Nvidia muốn thành lập pháp nhân ở Việt Nam
Tại tọa đàm phát triển ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 11/12 ở Hòa Lạc, ông CEO tập đoàn nghìn tỷ Nvidia, đánh giá Việt Nam đã sẵn sàng cho sự phát triển AI và cam kết sẽ hợp tác trong quá trình này.
Ông Jensen Huang đánh giá AI đang trở thành làn sóng mới và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mọi quốc gia. Ông nhận định Việt Nam đã sẵn sàng cho công nghệ mới và sẽ đầu tư nâng cao năng lực về con người cũng như hạ tầng cho Việt Nam.
Xem thêm: Sang Việt Nam, CEO Nvidia đi uống cafe bình dân, ăn đồ ăn vỉa hè
Xem thêm: CEO Nvidia: Mỹ cần tới 20 năm để hoàn toàn tự chủ cung ứng chip
"Chúng tôi đã nói với Thủ tướng sẽ cam kết hết sức để biến Việt Nam thành quê hương thứ hai của Nvidia. Chúng tôi sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam", ông Huang nói.
Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị Nvidia nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Xem thêm: Doanh thu Nvidia tăng gấp ba lần nhờ bùng nổ chip AI
Jensen Huang là nhà đồng sáng lập Nvidia, trở thành "ngôi sao" của ngành bán dẫn khi các mẫu chip đồ họa của công ty ông được săn đón. Ông sinh năm 1963 tại Đài Bắc, từng sống ở Đài Loan và Thái Lan. Năm 1993, ông cùng hai người bạn Chris Malachowsky và Curtis Priem thành lập Nvidia với vốn ban đầu 40.000 USD.
cuối năm ngoái, ChatGPT bất ngờ tạo nên cơn sốt trên toàn cầu khiến chip AI của Nvidia được săn lùng. Giá trị vốn hóa của Nvidia từ 400 tỷ vào tháng 1 đã cán mốc 1.000 tỷ USD cuối tháng 5.
Hành khách than giá vé máy bay cao, Cục Hàng không nói gì?
Trước những ý kiến phản hồi về giá vé máy nội đia tăng cao, Cục Hàng không giải thích giá vé máy bay hiện nay đều được thực hiện theo cơ chế giá vé linh hoạt với nhiều dải giá tùy tình hình thị trường (cung - cầu), điều kiện vé, thời điểm xuất vé…
Đối với các đường bay nội địa, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Giao thông vận tải đã có thông tư về khung giá vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đều xây dựng giá vé máy bay nội địa nằm trong khung giá quy định.
Cục Hàng không cho rằng so sánh giá vé máy bay nội địa với các hãng trong khu vực thì mức giá vé tính theo km tại thị trường nội địa Việt Nam theo khung giá quy định hiện tại vẫn khá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Ví dụ như chặng Hà Nội - TP.HCM mức giá/km cao nhất theo quy định chỉ khoảng 0,11 USD/km. Trong khi chặng bay Bangkok - Chiangmai (Thái Lan) mức giá/km cao nhất của Thai Airways là 0,22 USD/km (cao gấp 2 lần so với Việt Nam);
Theo Cục Hàng không, giá vé máy bay đi lại cũng phụ thuộc vào quy luật cung - cầu. Nhu cầu đi lại của người dân giai đoạn Tết thường tăng cao và dồn vào một số ngày, khung giờ bay đẹp. Vào những ngày cao điểm, vé các khung giờ bay đẹp thường có nhu cầu cao và hết chỗ sớm hơn so với các ngày cận cao điểm và giá vé đương nhiên sẽ cao hơn.
Để tăng số chuyến bay dịp Tết, Cục Hàng không vừa điều chỉnh tham số điều phối slot (giờ cất, hạ cánh) tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2024.
Với sân bay Tân Sơn Nhất, điều chỉnh tham số từ 41 lên 44 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (từ 6h - 23h55) và từ 36 lên 40 slot/giờ vào khung giờ ban đêm (từ 0h - 5h55).
Tại sân bay Nội Bài, điều chỉnh tham số từ 37 lên 40 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (từ 6h - 23h55), giữ nguyên 30 slot/giờ vào khung giờ ban đêm (từ 0h - 5h55).