Thời sự 24 giờ: Việt Nam cử lực lượng cứu hộ cứu nạn sang giúp Thổ Nhĩ Kỳ
Nhịp sống - Ngày đăng : 06:00, 10/02/2023
Việt Nam cử lực lượng cứu hộ cứu nạn sang giúp Thổ Nhĩ Kỳ
Trước những khó khăn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải sau thảm họa động đất, chiều qua tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức lễ xuất quân Đội cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an gồm 24 chiến sĩ lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem thêm: Hành động đẹp của người Việt sau động đất hủy diệt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đây là những chiến sĩ, sĩ quan tinh nhuệ nhất, khỏe nhất được đào tạo cơ bản, đã tham gia nhiều khóa tập luyện tại nước ngoài, được Bộ Công an chọn lựa sẵn sàng làm hết sức mình tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem thêm: Những câu chuyện cảm động giữa động đất kinh hoàng
Xem thêm: Vì sao động đất rất khó dự đoán
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Đoàn công tác, cho biết đoàn sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng khác tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ một cách bài bản, chặt chẽ.
Xem thêm: Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chồng tôi may mắn thoát nạn vì hoãn công tác
Cùng ngày, 5 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an TP.HCM cùng trang thiết bị sẽ gia nhập đoàn của Bộ Công an bay sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là 5 chiến sĩ có trình độ chuyên môn cao của Phòng PC07.
Xem thêm: Người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ám ảnh kinh hoàng, đêm tang thương sau động đất
Tính đến ngày 9/2, số người chết đã lên đến 16.000 người, hàng chục nghìn căn nhà bị phá hủy, ước tính có 13,5 triệu người tại khu vực bị ảnh hưởng. Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố tình trạng khẩn cấp với mục tiêu cao nhất là khẩn trương tìm kiếm và cứu nạn.
Bắt tạm giam 6 nguyên cán bộ CSGT-TT ở Hải Dương
Bộ Công an cho biết, ngày 8/2/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người nguyên là cán bộ thuộc Đội CSGT - trật tự Công an TP Chí Linh về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can gồm: Bùi Mạnh Tuấn, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuấn, Mạc Quốc Phương, Nguyễn Thành Trung, Trương Mạnh Đăng.
Cơ quan chức năng cáo buộc 6 bị can trên có liên quan đến vụ án xảy ra ngày 4/2 tại TP Chí Linh. Cùng ngày, VKSND tỉnh Hải Dương đã phê chuẩn các quyết định trên.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đang tiếp tục điều tra vụ án để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng, của pháp luật và của ngành công an với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Việt Nam lên tiếng về phán quyết của Tòa án Seoul về vụ thảm sát Phong Nhị
Liên quan đến phán quyết của toà án Seoul yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho 1 công dân trong vụ thảm sát tại Quảng Nam 55 năm trước, Trong họp báo chiều 9/2, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, vụ thảm sát ở Phong Nhất, Phong Nhị thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam diễn ra vừa tròn cách đây 55 năm (12/2/1968). Đây là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra cho nhân dân Việt Nam ở một số địa phương trong những năm cuối thế kỷ XX.
“Trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn cùng Hàn Quốc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, khuyến khích các hành động thiết thực hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần vào củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước và nhân dân Việt Nam-Hàn Quốc", phó phát ngôn nhấn mạnh.
Khoảng 70 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát tại làng Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam vào năm 1968. Phán quyết của Tòa án trung tâm quận Seoul đánh dấu lần đầu tiên 1 tòa án Hàn Quốc thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các nạn nhân của vụ thảm sát năm 1968 tại Quảng Nam.
Vào năm 2020, bà Nguyễn Thị Thanh, 1 người sống sót sau vụ thảm sát đó đã đệ đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc để đòi bồi thường khoảng 30 triệu won (23.894 USD). Tòa án Seoul đã yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc phải trả khoảng 30 triệu won cho bà Thanh, cùng với tiền lãi.
Cựu Chủ tịch Cần Thơ vắng mặt trong phiên xử của thuộc cấp
Ngày 9/2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bùi Thị Lệ Phi (cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ từ năm 2011 đến 1/12/2019), Cao Minh Chu (cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ từ ngày 1/1/2020); Lương Tấn Thành, Hồ Phương Quỳnh (cùng là chuyên viên Ban Quản lý dự án Sở Y tế Cần Thơ) và Hoàng Thị Thúy Nga (nguyên Chủ tịch hội đồng sáng lập Tập đoàn Hành trình thành công mới) cùng 15 đồng phạm cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Xem thêm: Cựu Chủ tịch Cần Thơ vắng mặt trong phiên xử của thuộc cấp, tòa không chấp nhận
Được triệu tập tới tòa nhưng ông Võ Thành Thống (cựu Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ) không có mặt mà ủy quyền cho người đại diện. Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận đề nghị này của ông Thống.
Xem thêm: Mang theo 'thầy cúng' trong chuyến đi 'lót tay' 3 tỷ đồng
Theo truy tố, bà Bùi Thị Lệ Phi (cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ), chịu trách nhiệm quản lý vốn của Nhà nước để đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế. Bà Phi cũng là đại diện chủ đầu tư ký trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, bố trí vốn cho 4 gói thầu.
CQĐT xác định, bà Nga và đồng phạm đã thông đồng với cựu lãnh đạo Sở Y tế, đơn vị thẩm định giá từ khâu đề xuất chủ trương đầu tư, lập dự án, lập dự toán đến thẩm định giá… để công ty của mình trúng 4 gói thầu cung cấp thiết bị y tế tại Cần Thơ với tổng trị giá hơn 89 tỷ đồng.