Ở nơi bác sỹ và bệnh nhân cùng vẽ lại cuộc đời - Kỳ II: 1 bác sĩ phụ trách...700 bệnh nhân

Huyền Trang - Ngọc Ánh - Hà Vy| 04/06/2024 20:43

Y sĩ Hà bảo thiếu thốn về kinh tế, thiết bị y tế chưa thấm vào đâu so với sự thiếu thốn về nhân lực. Lực lượng bác sĩ ở trung tâm còn nhiều chênh lệch so với số lượng bệnh nhân: chỉ có duy nhất một bác sĩ chuyên môn điều trị cho gần 700 bệnh nhân.

Ngoài trăn trở việc chăm lo cho bệnh nhân, mối lo không kém của các y bác sĩ là nhiều thiết bị máy móc của trung tâm đã cũ, đang trong quá trình sửa chữa. Ngoài ra, bệnh nhân còn khó tiếp cận với các loại thuốc mới vì kinh phí của Nhà nước dành cho các địa điểm bảo trợ xã hội chưa được đảm bảo.

Nhưng chị Hà bảo thiếu thốn về kinh tế, thiết bị y tế chưa thấm vào đâu so với sự thiếu thốn về nhân lực. Lực lượng bác sĩ ở trung tâm còn nhiều chênh lệch so với số lượng bệnh nhân: chỉ có duy nhất một bác sĩ chuyên môn điều trị cho gần 700 bệnh nhân.

image009.png

Y sĩ tại trung tâm đang thực hiện công tác kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các bệnh nhân Ảnh: Trung tâm cung cấp

Bác sĩ duy nhất của Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội là Lê Hữu Thuận, đã làm việc tại đây đã 23 năm. Quãng thời gian đằng đẵng đó đủ để người nhà bệnh nhân quen mặt và xem ông như người thân với tất cả lòng kính trọng.

“Thành tựu lớn nhất của tôi chính là giúp cho nhiều bệnh nhân ổn định lại sức khỏe tâm thần và tái hòa nhập cộng đồng. Suốt 23 năm, có nhiều bệnh nhân đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, đặc biệt là trường hợp của anh Đoàn. Khoảng 10 năm trước, Đoàn vào trung tâm với tình trạng tóc tốt ngang vai, móng chân, móng tay đều dài và sắc. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng người nhà đã nhốt anh ở tầng 4, không tắm hàng tháng trời. Thế nên, khi vào trung tâm, có thể nói anh trong trạng thái như “người rừng”. Tuy nhiên, sau khi được các y bác sĩ chăm sóc và điều trị, Đoàn đã có thể lao động và làm việc như người bình thường”, bác sĩ Thuận chia sẻ.

Bên cạnh đó, với tâm huyết xoá bỏ định kiến về bệnh nhân tâm thần, các nhân viên ở trung tâm đang dần khẳng định rằng rất nhiều người bệnh đã có thể tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân tốt cho đất nước.

image011.jpg
Các bệnh nhân luôn được y bác sĩ khuyến khích đọc sách mỗi ngày. Ảnh: Trung tâm cung cấp

Bác Long, nhân viên của phòng Y tế phục hồi chức năng tâm sự rằng trong ngành y, kể cả những đồng nghiệp khi nhắc đến cán bộ y tế mảng tâm thần vẫn có sự ‘ngại ngùng’. Vài năm trở lại đây, cái nhìn e ngại của cộng đồng mới bớt đôi phần. “Chúng tôi mong sao xã hội sẽ thật sự thấu hiểu lực lượng cán bộ, nhân viên công tác trong ngành tâm thần. Cộng đồng quan tâm hơn đến công việc sau này của các bệnh nhân, để khi họ ra khỏi trung tâm đều sẽ có cơ hội việc làm giúp nuôi sống bản thân và tái hòa nhập”.

Tất cả cán bộ tại trung tâm đều hy vọng rằng Nhà nước sẽ có thêm các chế độ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Tâm thần học bởi các trung tâm bảo trợ xã hội đang trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là vị trí bác sĩ.

Chúng tôi vẫn trò chuyện hăng say cho đến khi tiếng chuông điện thoại của bác cắt ngang cuộc hội thoại. “Alo, bệnh nhân tỉnh chưa, cho dùng thuốc lao chưa, người nhà còn đấy không? Trông cẩn thận không bệnh nhân nhảy lầu đấy”. Cuộc điện thoại bất chợt của bác khiến chúng tôi vừa xót xa vừa khâm phục. Hóa ra nhiệm vụ của các y bác sĩ nơi này lớn lao đến thế, không chỉ phục hồi thể lực, trí lực cho người bệnh mà còn chăm lo và đảm bảo cho cả gia đình người bệnh. Cứ như thế, cuộc hành trình cao cả này sẽ còn tiếp tục và kéo dài mãi.

image013.png
Thăm hỏi, dặn dò bệnh nhân là công việc thường ngày của cán bộ Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội. Ảnh: Trung tâm cung cấp

Tất cả cán bộ tại trung tâm đều hy vọng rằng Nhà nước sẽ có thêm các chế độ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Tâm thần học bởi các trung tâm bảo trợ xã hội đang trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là vị trí bác sĩ.

Chúng tôi vẫn trò chuyện hăng say cho đến khi tiếng chuông điện thoại của bác cắt ngang cuộc hội thoại. “Alo, bệnh nhân tỉnh chưa, cho dùng thuốc lao chưa, người nhà còn đấy không? Trông cẩn thận không bệnh nhân nhảy lầu đấy”. Cuộc điện thoại bất chợt của bác khiến chúng tôi vừa xót xa vừa khâm phục. Hóa ra nhiệm vụ của các y bác sĩ nơi này lớn lao đến thế, không chỉ phục hồi thể lực, trí lực cho người bệnh mà còn chăm lo và đảm bảo cho cả gia đình người bệnh. Cứ như thế, cuộc hành trình cao cả này sẽ còn tiếp tục và kéo dài mãi.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ở nơi bác sỹ và bệnh nhân cùng vẽ lại cuộc đời - Kỳ II: 1 bác sĩ phụ trách...700 bệnh nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO