Những cao ốc 'chọc trời' trơ khung bỏ hoang trên 'đất vàng' Thủ đô
06/01/2025 17:48
Một số tòa cao ốc nằm trên những khu “đất vàng” của Thủ đô sau nhiều năm vẫn trong tình trạng bỏ hoang không thể hoàn thiện đưa vào sử dụng gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
Đầu tiên phải kể đến là dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại và Văn phòng tại số 1A, 1C, 1D Láng Hạ, phường Thành Công (Ba Đình - Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ làm chủ đầu tư.
Dự án có vị trí đắc địa tại ngã tư Láng Hạ - Đê La Thành, nằm trên khu "đất vàng" của quận Ba Đình.
Theo tìm hiểu, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng được cấp phép và khởi công xây dựng năm 2011 với quy mô 28 tầng + 2 tầng kỹ thuật + 1 tầng áp mái + 4 tầng hầm.
Tuy nhiên, khi thi công phần thô đến tầng 28 thì dự án phải dừng và "đắp chiếu" nhiều năm nay.
Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo UBND phường Thành Công cho biết, nguyên nhân dự án bỏ hoang đến nay do Công an quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công để hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy chuẩn mới.
Cụ thể, ngày 8/7/2021, Công an quận Ba Đình có quyết định về việc đình chỉ hoạt động đối với công trình Trung tâm thương mại và Văn phòng tại địa chỉ số 1A, 1C, 1D Láng Hạ; ngày 12/7/2021, Công an quận Ba Đình tiếp tục có văn bản đôn đốc thực hiện quyết định đình chỉ hoạt động, yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ nghiêm túc chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động để khắc phục các tồn tại về PCCC.
Được biết, để đủ điều kiện thẩm duyệt PCCC theo quy chuẩn mới, công trình phải thay toàn bộ kính ngoài bằng kính cường lực có khả năng chống cháy, ước tính chi phí khoảng 200 tỷ đồng.
Tiếp đến là dự án Apex Towertrên ô đất HH3, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) do Công ty Cổ phần tòa nhà Cavico Việt Nam và Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 15 triệu USD.
Tòa nhà Apex Tower có vị trí đắc địa, được xem là khu "đất vàng" khi nằm trên đường Phạm Hùng nơi tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp lớn đặt trụ sở và đối diện với tòa nhà Keangnam, gần Trung tâm hội nghị quốc gia, khách sạn Marriott, Bảo tàng Hà Nội...
Dự án được khởi công vào năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2012 với quy mô 27 tầng nổi và 3 hầm. Tuy nhiên, sau khi xây xong phần thô, lắp kính xung quanh tòa cao ốc này không thể hoàn thiện đưa vào sử dụng và bỏ hoang nhiều năm nay.
Theo ghi nhận, xung quanh khu đất tòa tháp Apex Tower vẫn quây tôn xung quanh, khuôn viên dự án thành điểm trông giữ xe ô tô.
Xung quanh tòa tháp đã được lắp kính...
Phần khối đế và nội thất bên trong tòa tháp chưa được hoàn thiện.
Tòa tháp Apex Tower từng được kỳ vọng sẽ là trung tâm thương mại cung cấp văn phòng, căn hộ... tiện nghi, hiện đại, tạo ra một điểm nhấn kiến trúc ở cửa ngõ phía tây Hà Nội, góp phần làm đẹp cảnh quan khu đô thị mới. Tuy nhiên, đến này dự án vẫn "đắp chiếu", chưa biết đến khi nào được hoàn thiện.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân tòa tháp đến nay chưa thể đưa vào sử dụng do trong quá trình thi công dự án thay đổi thiết kế nên bị tạm dừng thi công, bổ sung hồ sơ pháp lý theo quy định.
Nằm đối diện tòa nhà Apex Tower, là dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem với vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng nằm trơ khung tại Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) cả chục năm.
Dự án khởi công xây dựng tháng 5/2011 với quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, tổng vốn đầu tư xây dựng sau điều chỉnh khoảng 2.743 tỷ đồng.
Mục tiêu đầu tư tòa tháp ngàn tỉ của Vicem là xây dựng trụ sở làm việc của tổng công ty, các đơn vị thành viên, hội trường và trung tâm thương mại quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi xây dựng hoàn thành phần thô của tòa tháp, từ tháng 8/2015, Vicem bất ngờ để hoang hóa, lãng phí.
Theo báo cáo, Vicem nhiều lần đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng tòa tháp để hoàn vốn đầu tư. Đến năm 2017, Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho Vicem chuyển nhượng dự án.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng dự án không thành do một số vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư.
Trả lời Tiền Phong hồi tháng 7/2024, đại diện Vicem sau nhiều năm dừng thi công dự án đã được Chính phủ chấp thuận cho triển khai trở lại. Tổng công ty đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Do nằm trơ khung nhiều năm, các hạng mục của dự án xây dựng đã xuống cấp, bê tông bong tróc, rêu mốc...
Cả 3 dự án Đà Nẵng Center, Golden Square và Diamond Square đều nằm ở trung tâm quận Hải Châu bên cạnh nhà hát Trưng Vương. Các dự án được cấp phép từ năm 2008-2009, hiện đang bỏ hoang, là khu đất trống hoặc xây dang dở gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí.
Đây là một kiệt tác kiến trúc đáng chú ý pha trộn liền mạch giữa chủ nghĩa tối giản Scandinavia với chủ nghĩa tối đa của California. Được thiết kế bởi các kiến trúc sư nổi tiếng đến từ Iceland, ngôi nhà giống như một ốc đảo yên tĩnh, lơ lửng giữa những tán cây gợi nhớ đến hình ảnh một nhà cây hiện đại.
Dự án Khu nhà ở Đại Nam nằm ở vị trí “đất vàng” trung tâm thành phố mới Bình Dương (phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) được tách ra và chuyển mục đích sử dụng từ đất khu công nghiệp. Dự án dù đã đầu tư khá hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật như đường nội bộ, vỉa hè, cây xanh, điện… song lại bỏ hoang nhiều năm nay.
Trong năm 2025, huyện Đông Anh sẽ triển khai 107 dự án thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất và 2 dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
Các khối kiến trúc cong của ngôi nhà được sử dụng để tối ưu hóa không gian, giảm sức cản của gió và cho phép ánh sáng mặt trời ấm áp đi qua một cách dễ dàng.
Đến năm 2030, các quận huyện của TPHCM sẽ chia thành 3 tiểu vùng với 9 phân vùng và hình thành 4 trục Đông - Tây, 5 trục Bắc - Nam, 1 trục kết nối mới ven biển phía Nam từ Tiền Giang qua Cần Giờ, TPHCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai để phục vụ phát triển kinh tế biển.
HoREA vừa có kiến nghị UBND cấp tỉnh được ưu tiên chấp thuận dự án thí điểm nhà ở thương mại vừa túi tiền để kéo giảm giá nhà ở đang bị neo cao, vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân.
Chiều nay (6/1), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương Đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.
Cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội) được xác định có hàng loạt vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở này đã bị phạt 40 triệu đồng.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, năm 2024 dù chịu nhiều ảnh hưởng từ bão Yagi, Trà Mi, mưa lũ làm gián đoạn nhiều nhưng ngành vẫn đảm bảo vận chuyển 7 triệu lượt hành khách, lợi nhuận đạt trên 220 tỷ.
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường để chuẩn bị đón đội tuyển Việt Nam từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.
Ngày 17-18/1/2025 tại TP.HCM, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan sẽ tổ chức chương trình Họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn TP.HCM.
Với 9 hạng mục lớn, giải thưởng Sao Khuê 2025 sẽ tiếp tục tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc, sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiện là chủ Tập đoàn Xuân Thiện với rất nhiều dự án lớn, quy mô tỷ USD. Ông Nguyễn Văn Thiện của CLB Nam Định tuyên bố dùng mọi cách, điều kiện tốt nhất để chữa trị cho cầu thủ Xuân Son.
Foxconn, nhà sản xuất điện tử hợp đồng lớn nhất thế giới, đã vượt qua kỳ vọng của các chuyên gia phân tích và ghi nhận doanh thu cao nhất từ trước đến nay trong quý IV năm 2024, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các máy chủ trí tuệ nhân tạo (AI).