Nhà đất giảm giá 50%, người mua vẫn chờ 'bắt đáy'

20/04/2023 20:28
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Có những dự án giảm giá tới 40-50% nhưng “ế hàng” do người mua vẫn chờ thị trường “tạo đáy”, thiếu tự tin quyết định xuống tiền, mất lòng tin ở một số chủ đầu tư.

Tại Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - thúc đẩy tăng trưởng” ngày 19/4, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam đánh giá, bất động sản gặp khó về nguồn cung, mặt bằng giá và tâm lý.

Hiện, nguồn cung rất khan hiếm trên thị trường, chỉ bằng khoảng 10% so với giai đoạn trước, có những phân khúc lượng cung giảm tới 79%. Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng gần như đóng băng nhiều năm nay.

Giá bán bất động sản sụt giảm mạnh. Mức chiết khấu lên đến 10 – 25% so với cùng kỳ. Khảo sát tại khu vực TP.HCM và phụ cận cho thấy, phân khúc đất nền giá bán thứ cấp đã giảm từ 10 – 14%, căn hộ giảm 6 – 17%, phân khúc nhà phố/ biệt thự ghi nhận mức giảm mạnh nhất 10 – 25%. Tuy nhiên vẫn rất ít giao dịch.

“Có những dự án có mức giảm cao hơn lên tới 40 – 50% ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp, tập trung ở những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn và những nhà đầu tư mua bất động sản ở những dự án có vấn đề pháp lý, chủ đầu tư gặp trục trặc về tài chính. Nhưng vấn đề đặt ra là dù giảm giá tới 50% vẫn không có thanh khoản khiến thị trường, đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản, không biết giá thị trường ở cận biên nào” – ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, điều này xuất phát từ tâm lý chờ của thị trường, người mua chờ thị trường "tạo đáy", mất lòng tin vào chủ đầu tư; chần chừ vay mua bất động sản do lãi suất dù giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Toàn cảnh hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - thúc đẩy tăng trưởng” (Ảnh: T.H)

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết, thời điểm 2011-2013, thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng thừa, hàng hóa nhiều nhưng không hấp thụ được vào thị trường.

Thời điểm này thì ngược lại, quá thiếu nguồn hàng, các phân khúc không đồng đều, thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường.

Thực thi chính sách: Cần nhanh hơn

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, mỗi khi thị trường bất động sản lao dốc thì chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng giảm sút và rơi vào cảnh khó khăn. Nếu không đủ năng lực tài chính để xử lý thì sẽ lan sang nhiều lĩnh vực khác.

Theo ông Nghĩa, vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường, mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.

Nhiều giải pháp được triển khai đã có kết quả cụ thể và tác động tích cực với thị trường, cần làm thật nhanh những quyết định, cơ chế đã được ban hành (Ảnh: Hồng Khanh)

Còn theo ông Đính, để giải quyết triệt để vấn đề thị trường cần xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, đây là sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường, vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có các khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư…

Ông Vương Duy Dũng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành địa phương thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ cho thị trường.

Nhiều giải pháp được triển khai đã có kết quả cụ thể và tác động tích cực với thị trường. Tại thời điểm này Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi 3 chính sách rất quan trọng: Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Những nội dung như chính sách về chuyển nhượng dự án bất động sản và nhiều nội dung khác đã được sửa đổi, bổ sung, Quốc hội cơ bản rất đồng tình và cho thêm một số ý kiến để Chính phủ sửa đổi và nghiên cứu, trình Quốc hội trong cuộc họp tháng 5 tới.

Bài liên quan
  • Động thái mới của dự án BT 'nghìn tỷ' hơn thập kỷ vẫn dở dang
    Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội vừa đề xuất UBND TP 2 giải pháp để khai thác có hiệu quả Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A theo hình thức BT đang dở dang chưa hẹn ngày thông xe sau hơn chục năm được phê duyệt.
  • Ồ ạt đấu giá đất nền, cảnh báo hình thành các cơn 'sốt ảo'
    Bộ Xây dựng cho biết, việc nhiều địa phương đẩy mạnh tổ chức đấu giá đất nền tại các khu đô thị, khu dân cư mới thời gian qua được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo để tránh hình thành các cơn "sốt ảo", gây nguy cơ mất an toàn, khi thị trường còn đang trong tiến trình hồi phục.
  • Mãn nhãn mẫu nhà vườn cấp 4 giúp gia chủ ‘giải nhiệt’ mùa hè
    Mối quan hệ cộng sinh giữa bức tường với cây cối, đảm bảo ngôi nhà không chỉ là nơi trú ẩn cho gia chủ, mà còn là chỗ nuôi dưỡng cây cối.
  • Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?
    Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.
  • Hoàn thành nhiều khu tái định cư dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
    Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô đồng thời giúp người dân nhường đất cho dự án sớm ổn định cuộc sống, chính quyền các huyện đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư. Đến nay, nhiều khu tái định cư đã hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật và bàn giao cho người dân. 
  • Hồi ức Hà Nội trong căn hộ nhỏ
    Hình bóng của Hà Nội những ngày xưa cũ rất nhẹ nhàng với chi tiết tủ, ghế, mành tre, gạch gió sứ… nhưng vẫn tươi mới với cách xử lý không gian, công năng có phần hiện đại và mạch lạc hơn.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nhà đất giảm giá 50%, người mua vẫn chờ 'bắt đáy'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO