Đối với những người có lượng axit uric cao, nếu nồng độ axit uric tương đối ổn định thì thỉnh thoảng có thể ăn một lượng nhỏ bánh trung thu. Tuy nhiên, người bệnh không được ăn bánh trung thu trong thời gian dài hoặc với số lượng lớn.
Đặc biệt đối với một số loại bánh trung thu làm từ thịt hoặc các loại hạt thì hàm lượng purine tương đối cao. Một khi những người có lượng axit uric cao ăn bánh trung thu sẽ khiến nồng độ axit uric tăng nhanh và nguy cơ mắc bệnh gút tăng cao.
Bánh trung thu chứa một lượng lớn dầu, fructose và các thành phần khác. Do đó, khi chúng ta ăn với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất và chức năng tiêu hóa.
Axit uric trong cơ thể không những không thể chuyển hóa bình thường, mất cân bằng mà còn khiến hàm lượng cholesterol trong huyết tương tăng cao. Điều này gián tiếp làm nồng độ axit uric tăng cao.
Có thể thấy, đối với những người có hàm lượng axit uric cao, có thể ăn một số loại bánh trung thu phù hợp trong cuộc sống hằng ngày nhưng phải kiểm soát chặt chẽ lượng bánh trung thu ăn vào.
Ngoài bánh trung thu, những người có lượng axit uric cao cũng cần lưu ý chế độ ăn uống hằng ngày.
Bệnh nhân phải giảm lượng thức ăn nhiều đường hàng ngày, bao gồm các loại đồ ngọt và đồ uống làm từ bơ thực vật , bơ và đường. Nếu nồng độ axit uric tiếp tục không ổn định, chúng ta nên tránh ăn những thực phẩm, đồ uống nhiều đường. Bởi khi ăn vào sẽ trực tiếp gây ra những bất thường trong chức năng trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đào thải axit uric.
Đồng thời, duy trì lượng nước uống hằng ngày phải trên 2000ml. Thông qua việc đi tiểu, axit uric dư thừa trong cơ thể có thể được chuyển hóa nhanh chóng để hỗ trợ làm giảm axit uric.Ngoài nước, chúng ta cũng có thể ăn nhiều thực phẩm giàu nước như bí đao, dưa chuột... Hàm lượng nước trong những thực phẩm này rất cao và còn có thể giúp giảm axit uric.