Mua sắm cuối năm cần bứt tốc

THANH PHƯỢNG (Tổng hợp)| 01/11/2023 18:59

Báo cáo tình hình thị trường FMCG Quý 3/2023 của Kantar cho thấy mùa mua sắm cuối năm nay cần bứt tốc.

35-1691110905-120550531-7201ee58.jpg

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi trong nửa cuối năm, với mức tăng trưởng GDP 5,33% trong quý 3 năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý này cũng tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu và thực phẩm.

Nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc cũng giúp niềm tin của người tiêu dùng vào một tương lai kinh tế tươi sáng hơn cũng đang dần phục hồi. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tỏ ra dè dặt trong thói quen chi tiêu của họ. Do đó, dù giá cả tăng ở mức ổn định, tăng trưởng khối lượng mua hàng vẫn sụt giảm, trừ trong các ngành hàng phi thực phẩm. Điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho tăng trưởng trong mùa mua sắm cuối năm.

Báo cáo Cập nhật thị trường FMCG Quý 3 năm 2023 vừa được Kantar phát hành sẽ điểm qua các điểm nổi bật chính của thị trường sau:

• Các chỉ số kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam cho thấy triển vọng tươi sáng hơn, với mức tăng trưởng GDP 5,3% trong quý 3. CPI tăng trong ở mức hợp lý. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ vẫn trì trệ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam khó có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và thậm chí trong mục tiêu dài hạn giai đoạn 2021 - 2025.

• Niềm tin của người tiêu dùng: Lần đầu tiên sau 6 quý liên tiếp, số hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính giảm, phản ánh triển vọng kinh tế tích cực hơn. Niềm tin của người tiêu dùng đang có dấu hiệu phục hồi.

• Tổng quan thị trường FMCG: Tăng giá hạ nhiệt nhưng tăng trưởng khối lượng vẫn ở mức thấp, trong một số ngành hàng còn tăng trưởng âm, làm cho tổng giá trị FMCG tăng trưởng trì trệ. Người tiêu dùng vẫn rất thận trọng trong chi tiêu, dự báo nhiều sóng gió cho mua tiêu dùng cuối năm.

• Tổng quan ngành bán lẻ: Các mô hình bán lẻ hiện đại duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định hai chữ số. Tỷ trọng của kênh bán lẻ truyền thống dù vẫn chiếm đa số nhưng đang dần giảm theo thời gian.

• Tiêu dùng xanh trong thời kỳ suy thoái: Trong bối cảnh tài chính vẫn còn khó khăn, đa số người tiêu dùng chưa thực sự nghĩ tới các yếu tố bền vững khi chọn mua một sản phẩm. Họ cần được thuyết phục về lợi ích kinh tế và xã hội của hành vi bảo vệ môi trường trong tiêu dùng, và tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thân thiện với môi trường với giá cả phải chăng hơn.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mua sắm cuối năm cần bứt tốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO