Nguyên nhân khiến bạn liên tục thất bại khi tìm việc làm
Thiếu kỹ năng hoặc kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc
Thị trường lao động ngày nay thay đổi không ngừng, đòi hỏi các ứng viên không chỉ có nền tảng kiến thức cơ bản mà còn phải liên tục cập nhật các kỹ năng mới. Hãy đánh giá lại kỹ năng của mình khi tìm việc làm ở Quảng Nam, Đà Nẵng, TPHCM hay bất cứ nơi nào khác: Những gì bạn biết có đang lạc hậu so với yêu cầu công việc hiện tại hay không? Điều này vô cùng quan trọng bởi lẽ rất nhiều ứng viên thất bại chỉ vì họ không nhận ra sự chênh lệch này.
Chưa hiểu rõ yêu cầu công việc
Không phải ai cũng dành đủ thời gian để hiểu đúng và hiểu sâu về công việc họ đang ứng tuyển. Không ít người gửi hồ sơ hàng loạt mà không tập trung tìm hiểu vị trí đó yêu cầu những tố chất và kỹ năng gì. Nếu bạn không chuẩn bị thật kỹ, từ việc viết CV cho đến nghiên cứu công ty, cơ hội thành công của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Thiếu tự tin hoặc thể hiện không đúng khả năng của bản thân
Thất bại liên tục có thể gây ra cảm giác tự ti, khiến bạn nghi ngờ khả năng của chính mình. Khi bạn mất tự tin, phong thái trong buổi phỏng vấn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể thể hiện bản thân kém hơn so với những gì bạn có.
Khi nào nên xem xét chuyển hướng sự nghiệp?
Liên tục thất bại trong một thời gian dài
Nếu bạn đã cố gắng hết sức, từ việc trau dồi kỹ năng, nâng cao kiến thức cho đến cải thiện cách tiếp cận trong quá trình ứng tuyển nhưng kết quả vẫn không thay đổi, có lẽ đã đến lúc bạn nên tự hỏi: Liệu ngành nghề hiện tại có phù hợp với mình hay không? Nếu bạn thấy bản thân đã dành quá nhiều thời gian và nỗ lực mà không có tiến triển, đây có thể là dấu hiệu bạn nên tìm kiếm một hướng đi mới.
Bạn không cảm thấy hứng thú hoặc đam mê với công việc hiện tại
Một câu hỏi quan trọng bạn cần tự hỏi bản thân: Bạn có thực sự đam mê với công việc mà bạn đang theo đuổi? Nếu mỗi lần thất bại khiến bạn mất động lực và bạn không còn cảm thấy hứng thú với những gì bạn đang làm, có thể sự nghiệp hiện tại không còn là con đường bạn muốn đi.
Công việc hiện tại không mang lại giá trị cho bản thân
Một yếu tố khác để cân nhắc là giá trị mà công việc hiện tại mang lại cho bạn. Nếu bạn cảm thấy bản thân không học hỏi được điều gì mới, không thấy mình phát triển hoặc không có cảm giác thành tựu sau mỗi hạng mục được hoàn thành, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm kiếm một con đường mới, nơi bạn có thể phát triển và cảm thấy giá trị của bản thân được nâng cao.
Khi nào không nên chuyển hướng sự nghiệp?
Mặc dù việc cân nhắc chuyển hướng sự nghiệp là điều hợp lý nhưng không phải lúc nào đó cũng là giải pháp tốt nhất. Đôi khi, thất bại khi tìm việc làm không phải bạn chọn sai ngành, chỉ là bạn cần thay đổi một số yếu tố trong cách tiếp cận mà thôi.
Bạn chưa thực sự nỗ lực cải thiện kỹ năng
Trước khi đưa ra quyết định thay đổi ngành nghề, hãy tự hỏi liệu bạn đã thực sự nỗ lực hết sức trong việc trau dồi và nâng cao kỹ năng của mình hay chưa. Lắm lúc, thất bại chỉ là dấu hiệu bạn cần thêm thời gian để học hỏi và phát triển. Ngành nghề hiện tại của bạn vẫn có tiềm năng nhưng bạn cần bổ sung thêm kỹ năng và kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bạn cần thay đổi chiến lược tìm việc
Một lý do khác khiến bạn liên tục thất bại có thể không phải do ngành nghề mà do cách bạn tiếp cận với công việc. Nếu bạn chỉ dựa vào cách làm quen thuộc như gửi CV hàng loạt mà không tùy chỉnh theo từng vị trí, hoặc bạn chưa tối ưu hóa cách thể hiện bản thân trong các buổi phỏng vấn, việc điều chỉnh chiến lược tìm việc sẽ là giải pháp hữu ích hơn so với chuyển hướng sự nghiệp.
Liên tục thất bại khi tìm việc làm không nhất thiết là dấu hiệu bạn nên chuyển hướng sự nghiệp. Thay vào đó, nó có thể là cơ hội để bạn nhìn nhận lại bản thân, cải thiện kỹ năng và chiến lược tìm việc. Nếu bạn cảm thấy mất hứng thú, không còn đam mê với ngành nghề hiện tại, việc chuyển hướng có thể là giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc kỹ và chuẩn bị đầy đủ trước khi quyết định bước sang con đường mới và luôn nhớ rằng, thất bại chỉ là tạm thời và là một phần trong hành trình phát triển của bạn.
Trang Đoàn (Tổng hợp)