Thì ra tình già cũng cần chăm bón, cần tưới tắm để tình mãi xanh tươi như thuở ban đầu.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Cuối tuần, con cái tụ họp sang chơi, ấy vậy mà bà vẫn không vui, cứ đi ra đi vào ra vẻ bực dọc chuyện gì đó. Mấy đứa con hỏi tại sao thì bà không nói, chỉ thở dài sườn sượt. Cả nhà đang xem ti vi, bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang. Thì ra là điện thoại của ông. Bà chép miệng: “Lại nữa rồi đó” xong bực bội bỏ vô phòng.

Ngoài này, ông chậm rãi tiến đến chỗ chiếc điện thoại thông minh, bật loa ngoài lên và bắt đầu cuộc trò chuyện. Người gọi cho ông là cô bạn học ở quê. Lần họp lớp gần nhất, bà hộ tống ông về quê, nói là cho ông đi họp lớp năm nay nữa thôi, vì đã ngoài 70 tuổi rồi, năm sau chân yếu, mắt mờ sẽ không đi được nữa. Ông gặp lại bạn bè, đồng nghiệp cũ, học trò cũ… nên rất vui. Chia tay nhau, những ông cụ, bà cụ lại cho nhau số điện thoại, hẹn hò gọi cho nhau thường xuyên. Ai cũng nói giờ lớn tuổi quá rồi, kẻ Bắc người Nam, người ở lại quê nhà khúc ruột miền Trung, con cái không cho đi xa, bạn bè chắc chỉ còn gặp nhau, nhìn nhau qua điện thoại.

Ông gọi thì gọi, bà có cấm đâu, nhưng bực cái là mỗi lần gọi, ông lại bảo mấy o (cô - tiếng địa phương) ngoài quê phải bật camera lên cho ông nhìn mặt. Bật camera lên rồi, ông lại khen o này dạo này tròn trịa ra trông đẹp đấy, o kia sao không nhuộm tóc đi, để bạc thế nhìn già, mất đẹp. Rồi các bà bạn của ông cũng không ngừng khen ông đẹp lão, nhìn vẫn phong độ ngời ngời. Ông được thể khoe thành tích mỗi ngày đạp xe được bao xa, bơi lội được mấy vòng. Nghe ông và bạn cười, nói rôm rả, còn trêu đùa nhau trong điện thoại, bà cảm thấy không vui.

Bà ôm mối bực bội đó hơn 1 tuần thì không chịu được, đành gọi điện tâm sự với con Hai - con gái lớn của ông bà, giao nhiệm vụ cho nó điều tra xem “ba mày tại sao lại đổ đốn ra như thế”. Chẳng biết con Hai điều tra kết quả thế nào mà không thấy nó báo cáo cho bà. Chỉ thấy nó dẫn bà ra chợ Bến Thành, bắt bà chọn mua đồ tết sớm. Khi bà vừa đưa tay rờ rẫm mấy bộ đồ màu đen, nó gạt phăng đi: “Mẹ mặc màu tối nhìn già lắm, năm nay thay đổi, chọn màu sáng đi mẹ”.

Bà băn khoăn: “Tao cao hơn ba mày, hồi trẻ ổng toàn nói thích tao mặc đồ tối màu nhìn cho gọn người nên nguyên tủ đồ toàn màu tối”. Con Hai nhìn bà, nói: “Mẹ cũng biết nói là ngày xưa mà. Giờ phải khác chứ mẹ”. Nói là làm, con gái mua về cả chục bộ đồ màu sáng để bắt đầu công cuộc “thay máu, đổi màu” cho tủ đồ của bà.

Không chỉ mua áo mới, con gái còn dẫn bà đi làm tóc, làm móng tay, móng chân. Mái tóc đã mỏng đi vì tuổi tác của bà, nay được cắt ngắn, nhuộm màu nâu đen, uốn cong lượn sóng, nhìn bà trẻ ra mấy tuổi. Nhìn cặp chân mày đã nhiều sợi bạc của bà, con gái chở bà đi xăm nhẹ để lấy lại đường nét. Chưa hết, nó còn đưa bà đi mua đồ thể thao, đồ bơi với lý do “để mẹ cùng đạp xe, bơi lội với ba cho vui”.

Sáng Chủ nhật, khi ông dậy sớm, thay đồ chuẩn bị dắt xe đạp ra khỏi nhà, bỗng giật mình khi thấy bà cũng gọn gàng trong chiếc quần tập và áo thun khỏe khoắn. Chiếc xe đạp lâu nay nằm yên ở góc nhà được bà dắt ra, lau bụi. Ông bà sóng đôi đạp xe quanh những con đường nội bộ trong khu chung cư. Đạp xe mệt, ông dẫn bà vào quán phở quen, gọi cho bà tô phở không hành. Bà mỉm cười, thì ra ông vẫn nhớ bà không thích ăn hành. Lâu nay, sáng ông đạp xe rồi ăn sáng với ai, bà đâu quan tâm. Lấy cớ đau chân, mỏi lưng, bà cương quyết bám trụ ở nhà, ăn sáng với cơm nguội, mì tôm, lòng tự nhủ vậy cho tiết kiệm. Bữa nay, ngồi ăn sáng đối diện với bà, ông mới để ý đến mái tóc mới của vợ. Ông khen: “Em làm tóc này đẹp, trông trẻ ra nhiều đấy”.

Trưa về, ăn cơm xong, ông lại có điện thoại. Lần này, ông hào hứng gọi bà đến giới thiệu với bạn mình rồi cùng trò chuyện, thăm hỏi nhau. Nói chuyện xong, ông còn đề nghị: “Các bạn của anh có lập nhóm trên Facebook để chia sẻ hình ảnh, gửi các sáng tác thơ văn lên đó để cùng bình thơ, bình văn. Nhiều người còn rủ cả vợ, chồng vào tham gia. Trước thấy em có vẻ không thích nên anh không nói. Giờ anh mời em vào nhóm nhé”. Bà cười: “Anh muốn làm sao thì làm”.

Từ ngày bà vào nhóm, ông bà còn được hội bạn già của ông khen tình cảm, đẹp đôi. Bà cũng thấy tâm hồn mình trẻ ra, vui vẻ hơn trước. Những lần bà cùng ông ra ngoài cũng nhiều hơn. Họ cùng đi dạo, đạp xe buổi sáng, cùng xuống hồ bơi của chung cư vào xế trưa, cùng uống trà chiều. Những ngày kỷ niệm, bà đã chịu nhận hoa của ông, thay vì luôn gạt phăng đi, chê sến sẩm, phí tiền. Thì ra tình già cũng cần chăm bón, cần tưới tắm để tình mãi xanh tươi như thuở ban đầu.

Lâu nay, sáng ông đạp xe rồi ăn sáng với ai, bà đâu quan tâm. Lấy cớ đau chân, mỏi lưng, bà cương quyết bám trụ ở nhà, ăn sáng với cơm nguội, mì tôm, lòng tự nhủ vậy cho tiết kiệm. Bữa nay, ngồi ăn sáng đối diện với bà, ông mới để ý đến mái tóc mới của vợ. Ông khen: “Em làm tóc này đẹp, trông trẻ ra nhiều đấy”.

Thiên Thanh

Theo www.phunuonline.com.vn
https://www.phunuonline.com.vn/lam-moi-tinh-cu-a1537909.html
Copy Link
https://www.phunuonline.com.vn/lam-moi-tinh-cu-a1537909.html
Bài liên quan
  • Từ câu chuyện nhỏ khi đi metro
    Tận khi trẻ hư hỏng, cha mẹ mới chịu thú nhận bất lực với con, không làm gì được với con nữa.
  • Bài thi cảm động của cô bé mắc bệnh u nguyên bào võng mạc
    "Dù thật buồn vì năm nay bệnh cũ tái phát nên em chưa được đến lớp và phải đi chữa trị nhưng luôn có những dòng tin nhắn hỏi han của cô và các bạn nên em mạnh mẽ lắm, tiêm đau cũng không khóc. Em nhớ trường, nhớ lớp...", đó là tâm sự khiến độc giả nghẹn lòng của Trần Bảo Anh - cô học trò mắc bệnh u nguyên bào võng mạc.
  • Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
    Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Đây cũng chính là một trải nghiệm thú vị và không ít thử thách trong hành trình nuôi con của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ.
  • Nghẹn lòng lá thư gửi bố 'trên trời' của cô bé học lớp 1
    “Bố ơi! Mẹ bảo là bố mất từ khi con hơn 3 tuổi, con hỏi mẹ bố mất là đi đâu mà lâu về vậy? Mẹ bảo là: “Bố đi lên trời cao để nhìn xem con có ngoan và học giỏi không?”. Con hứa sẽ ngoan và học giỏi bố ạ!”, đó là lá thư khiến độc giả nghẹn lòng của Nguyễn Bảo Ngọc - lớp 1A, Trường Tiểu học Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Xúc động lá thư gửi bạn thân ở 'miền mây trắng'
    Phạm Khánh An - Học sinh lớp 6A, Trường THCS Hoàng Mai, nhắn nhủ bạn thân ở miền mây trắng: "Mất đi một người bạn thân là đau đớn, nhưng tôi tin rằng với Sơn, đó là một thế giới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc...".
  • Cô giáo viên dạy trẻ đặc biệt ‘vượt ngàn chông gai’
    Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ tự kỷ còn khó gấp trăm, ngàn lần. Thế nhưng, nhiều giáo viên đã vượt qua mọi khó khăn, vất vả để gắn bó với trẻ tự kỷ.
Nổi bật Việt Báo
  • Chính trường thế giới 2024: Xáo động từ Đông sang Tây
    Chính trường thế giới năm 2024 chứng kiến nhiều diễn biến nóng quan trọng từ Đông sang Tây, từ cuộc bầu cử Mỹ, vụ thiết quân luật ở Hàn Quốc, nội chiến ở Syria, đến biến động chính trường Pháp, Đức...
  • Từ câu chuyện nhỏ khi đi metro
    Tận khi trẻ hư hỏng, cha mẹ mới chịu thú nhận bất lực với con, không làm gì được với con nữa.
  • Khi hẹn hò online thành bẫy tình nguy hiểm
    Từ tình online tới tình đời là ranh giới mong manh trong thời đại số hiện nay và “chuyện cổ tích” chỉ là con số cá biệt. Nhiều chị em bị lừa dối rơi vào trạng thái chông chênh, bất ổn, bị trầm cảm, tuyệt vọng về niềm tin, không ít người phải tìm đến chuyên gia tâm lý, tiền mất tật mang. nỗi đau đời mà những cuộc hẹn hò online gây ra sẽ còn dai dẳng mãi chưa thôi…
  • Bài thi cảm động của cô bé mắc bệnh u nguyên bào võng mạc
    "Dù thật buồn vì năm nay bệnh cũ tái phát nên em chưa được đến lớp và phải đi chữa trị nhưng luôn có những dòng tin nhắn hỏi han của cô và các bạn nên em mạnh mẽ lắm, tiêm đau cũng không khóc. Em nhớ trường, nhớ lớp...", đó là tâm sự khiến độc giả nghẹn lòng của Trần Bảo Anh - cô học trò mắc bệnh u nguyên bào võng mạc.
  • Khắc tinh của những 'anh trai say bye' xuyên quốc gia
    Sau nhiều năm nỗ lực đàm phán, Công ước Hà Nội về tội phạm mạng đã đứng trước thềm được ký, phê duyệt và có hiệu lực.
Đừng bỏ lỡ
Làm mới tình cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO