Khai thác tiềm năng du lịch 'xanh' trên đất Cù Lao Dung

Tuấn Phi (TTXVN)| 14/11/2023 10:31

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nằm ở hạ nguồn sông Hậu, huyện tách rời đất liền, với hệ sinh thái đa dạng sở hữu nhiều di sản văn hóa của địa phương. Huyện đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch “xanh” trong thời gian tới.

Khai thac tiem nang du lich “xanh” tren dat Cu Lao Dung hinh anh 1Du khách tham quan Khu sinh thái Cầu tre xuyên rừng ở huyện Cù Lao Dung. Ảnh Tuấn Phi -TTXVN

Huyện Cù Lao Dung được thành lập năm 2002, trên cơ sở chia tách một phần từ huyện Long Phú (Sóc Trăng). Địa bàn huyện có 8 đơn vị hành chính, nằm biệt lập hoàn toàn với đất liền với tổng diện tích tự nhiên 24.503,60 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 15.662,48 ha, đất phi nông nghiệp 8.732,91 ha.

Thổ nhưỡng đất phù sa, phù sa pha cát thích hợp cho việc phát triển các loại hoa màu, cây ăn trái. Độ màu mỡ của đất Cù Lao Dung giảm dần về phía giáp biển, do ảnh hưởng của nước mặn. hệ thống cây trồng, vật nuôi của huyện cũng thay đổi và phong phú.

Ông Nguyễn Văn Đắc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, huyện đã thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, giảm dần diện tích mía kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây có năng suất và giá trị kinh tế cao như, dừa, nhãn, xoài... và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, giá trị thu nhập bình quân trên một ha diện tích sản xuất nông nghiệp đạt 175 triệu đồng/năm (tăng 2,5 lần so với năm 2010), thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 62,39 triệu đồng (tăng hơn 3,46 lần so với năm 2010).

Khai thac tiem nang du lich “xanh” tren dat Cu Lao Dung hinh anh 2Một góc Khu du lịch sinh thái tại huyện Cù Lao Dung. Ảnh Tuấn Phi -TTXVN

Chủ tịch UBND Huyện ủy Cù Lao Dung Trần Văn Nguyên cho biết, huyện có 30/30 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân thực hiện tốt; triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; có hàng trăm hộ thoát nghèo mỗi năm. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 0,38%. Dự kiến đến cuối năm 2023, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Trần Văn Nguyên cho biết thêm, Đảng bộ và nhân dân huyện Cù Lao Dung đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt để phát triển theo xu thế hội nhập. Trong tương lai, huyện có những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế như, năng lượng gió, mặt trời, kinh tế biển đảo và nhất là thế mạnh về "du lịch xanh".

Theo Tiến Sĩ Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sóc Trăng, để phát triển du lịch xanh, trong thời gian tới, huyện Cù Lao Dung cần phát huy những sản phẩm sẵn có ở địa phương và phát huy thêm những sản phẩm chưa được khai thác, phát triển; những sản phẩm du lịch đặc thù. Ông Lý đề xuất, Huyện ủy, UBND huyện rà soát quy hoạch và kêu gọi nhà đầu tư về "du lịch xanh" tại địa phương nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng của huyện trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Thành, Quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, về với huyện Cù Lao Dung với khí hậu ôn hòa, quanh năm môi trường tự nhiên trong lành rất phù hợp cho nghỉ dưỡng. Đặc biệt, đến Cù Lao Dung du khách còn được tham quan nhiều mô hình sinh thái dưới tán rừng ngập mặn rất thú vị. Nếu được khai thác tốt, Cù Lao Dung sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn rất tốt cho du khách trong và ngoài nước.

Tuấn Phi

Theo dantocmiennui.vn
https://dantocmiennui.vn/khai-thac-tiem-nang-du-lich-xanh-tren-dat-cu-lao-dung/343067.html
Copy Link
https://dantocmiennui.vn/khai-thac-tiem-nang-du-lich-xanh-tren-dat-cu-lao-dung/343067.html
Bài liên quan
  • Ẩm thực thu hút khách du lịch đến TP.HCM
    Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch, góp phần thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu.
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Khai thác tiềm năng du lịch 'xanh' trên đất Cù Lao Dung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO