Harry Belafonte: khi ‘Lời yêu thương’ còn mãi

Bình An| 02/05/2023 13:53
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Có thể bạn chưa hoặc ít nghe tên Harry Belafonte nhưng chắc đã nhiều lần nghe bài hát có lời Việt: “ngày nhộn nhịp về trên khu phố có cô em tung tăng… dưới bóng dừa lả lơi sẽ nói yêu em mãi…”. Người đã đưa bản gốc có tựa ‘Jamaica Farewell’ nổi tiếng toàn cầu chính là Harry Belafonte.

Ông vừa qua đời tuần trước ở tuổi 96. Nhưng cuộc đời nghệ sĩ gốc Jamaica này không chỉ có âm nhạc, nghệ thuật.

26belafonte-appraisal1-facebookjumbo.jpg

Bài hát ‘Jamaica farewell’ là một sáng tác của Irving Burgie viết về cuộc sống thanh bình, tươi đẹp của đất nước Jamaica với những dãy phố nhỏ ven biển, những vạt nắng trải dài bờ cát trắng, hàng cây xanh mướt và những ngọn núi che bóng mặt trời lúc chiều tà. Tâm trạng của một người sắp rời ra mảnh đất tươi đẹp. Cho đến nay đây vẫn là một trong những ca khúc được biết đến nhiều nhất khi nói đến Jamaica. Bài hát như thể giành riêng cho Harry Belafonte, một người Jamaica xa xứ. Và chính ông đã khiến nó nổi tiếng toàn cầu.

2_11zon-2-.jpg
MC truyền hình Ed Sullivan và Harry Belafonte ký tặng người hâm mộ bên ngoài trường quay truyền hình Studio 50 ở thành phố New York, vào khoảng năm 1955.

Ngày 26/4/2023, Harry Belafonte trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 96. Là ca sĩ, diễn viên và nhà hoạt động người Mỹ, người được biết đến với tên goi ‘Vua Calypso’ vào những năm 1950. Harry là một trong số ít nghệ sĩ biểu diễn đã nhận được giải Emmy, Grammy, Oscar và Tony (EGOT).

16_11zon-1-.jpg
Harry Belafonte biểu diễn trong buổi hòa nhạc tại Cheyenne Civic Center năm 1993, ở Cheyenne, Wyoming.

Tờ New York Times viết về ông: “trong số rất nhiều chức danh chúng ta có thể gọi, thì ông tự gọi mình là người hùng dân gian. Nghĩa là theo thời gian, những gì ông làm thuộc về đại chúng, mọi thứ dần khuyết danh và biến thành của chung. Harry là người hùng theo nghĩa đó”.

3_11zon-2-.jpg
10.000 người tuần hành đòi quyền công dân tập trung tại Trung tâm may mặc Manhattan nằm 1960, Harry Belafonte hát một bài hát ủng hộ cuộc biểu tình.

Trong suốt cuộc đời dài của minh, Harry Belafonte đã được công nhận và tôn vinh trong cả 2 lãnh vực: nghệ thuật và cuộc tranh đấu cho các lý tưởng về xã hội. Ông nổi danh trong âm nhạc về giai điệu những bài ca có đề tài nóng bỏng bằng giọng hát độc đáo. Ông cũng nổi tiếng với vai trò đại sứ thiện chí của UNICEF và nhà lãnh đạo trong phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen trong thập kỷ 60.

4_11zon-2-.jpg

Mục sư Martin Luther King Jr. (giữa) và James Forman của Ủy ban điều phối phi bạo lực dành cho sinh viên (trái) gặp gỡ nhau để thống nhất các phương án đòi dân quyền cho người da đen, Harry Belafonte là người kết nối hai ông. 

Xuất thân từ một gia đình di dân gốc Jamaica, Harry Belafonte ra đời tại khu Harlem (New York). Thời thơ ấu, mẹ phải gửi ông về quê nhà Jamaica và đem ông trở lại New York khi thế chiến thứ hai bùng nổ. Phải thích ứng với khung cảnh sống mới, Harry gặp nhiều khó khăn và đã không hoàn tất xong bậc trung học.

6_11zon-2-.jpg
Kirk Douglas và Harry Belafonte tham dự Tiệc trao giải Tony thường niên lần thứ 21 năm 1967.

Ông đăng lính hải quân trong một thời gian rồi sau đó xin giải ngũ , làm cho xưởng may quần áo lẫn nghề lau chùi quét dọn. Một hôm ông được cho 2 vé đi xem nhạc kịch. Giấc mơ trở thành diễn viên trên sân khấu bắt đầu theo đuổi ông từ đấy.

Ông đã theo học kịch nghệ nhưng như ông viết trong cuốn hồi ký xuất bản năm 2011: “triển vọng diễn xuất của tôi ngày càng mờ nhạt”, thế là vận may đến với ông lại là âm nhạc. Ban đầu ông hát ở các hộp đêm rồi bước vào các phòng thu.

13_11zon-2-.jpg
Album 'Calypso' đã đưa tên tuổi của Harry Belafonte lên một tầm cao mới.

Album nhạc thứ ba của ông có tên là Calypso đã đoạt kỷ lục đầu tiên của thế giới, bán được hơn 1 triệu đĩa. Album đứng thứ 4 trong danh sách "100 Album hàng đầu" của Billboard với 31 tuần ở vị trí số 1, 58 tuần trong top 10 và 99 tuần ở Mỹ. Ca khúc thành công nhất của album này đến nay là ‘Banana Boat Song’, Jamaica Farewell… Kể từ đó, các chuyến lưu diễn ca nhạc của ông luôn đầy ắp khán giả. Ở Việt Nam, ca khúc Jamaica Farewell rất nổi tiếng với tựa ‘Lời yêu thương’.

14_11zon-2-.jpg
Harry Belafonte tham gia phân phát thực phẩm cho người tị nạn ở Ethiopia từ tiền kiếm được từ việc bán đĩa hát "USA for Africa."

Ông kể: 'Nó gợi nhớ về quê nhà của tôi, một vùng đất thanh bình và tươi đẹp, những con người thân thiện. Tôi hát với trái tim của một người Jamaica đích thực. Có một lần tôi đến Ethiopia, một đứa bé cầm lấy tay tôi và hát một đoạn: "I took a trip on a sailing ship. And when I reached Jamaica I made a stop...", rồi mẹ cháu cũng hát theo, và chúng tôi cùng hát hết bài mà không cần nhạc đệm. Thật tuyệt".

9_11zon-2-.jpg
Harry Belafonte chụp cùng Miss Piggy trên phim trường The Muppet Show tại Elstree Studios ở Hertfordshire, Anh, khoảng năm 1978.

Năm 1953 ông đoạt giải thưởng Tony Award về kịch nghệ trên sân khấu Broadway qua vở Almanac. Sau đó ông được mời diễn xuất trong rất nhiều phim cho Hollywood và đến năm 1959 ông đoạt giải thưởng Emmy về phim truyền hình trong chương trình Tonight with Harry Belafonte. Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao cho một người Mỹ da den. Năm 1994 ông được Tổng thống Clinton trao tặng Huân chương Quốc Gia về nghệ thuật.

17_11zon-1-.jpg
Vợ chồng Harry Belafonte cùng cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Với vai trò là đại sứ của UNICEF, ông có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều chính khách nổi tiếng.

Về mặt tranh đấu cho các lý tưởng xã hội, ông đã sát cánh với mục sư Martin Luther King trong phong trào dân quyền và đã giúp đỡ tài chính và gây quĩ đắc lực cho phong trào này. Ông cũng tích cực tranh đấu trong phong trào chống phân chủng tại Nam Phi, tổ chức chương trình hòa nhạc và ghi âm thành công rực rỡ để gây quĩ giúp các trẻ em lâm nạn đói ở Châu Phi.

10_11zon-2-.jpg
Từ trái sang: Gregory Hines, Tony Randall, Arthur Ashe, Ruby Dee, Randall Robinson, Ossie Davis và Harry Belafonte, phát biểu tại cuộc họp báo công bố Nghệ sĩ và Vận động viên chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid tại tòa nhà Liên Hợp Quốc.

Đầu thập niên 1960 ông là người đầu tiên trong ngành trình diễn trở thành cố vấn văn hóa cho đoàn phụng sự hòa bình của Mỹ, và năm 1985 ông đã vận động và qui tụ được 45 nghệ sỹ trình diễn thượng thặng để ghi âm bài hát “We Are The World” đạt thành công rực rỡ, thu được hàng triệu đô la để trợ giúp khẩn cấp cho Phi Châu.

12_11zon-2-.jpg
Harry Belafonte tham gia cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc trước đại sứ quán Nam Phi ở Washington năm 1984.

Năm 1987 khi được cử làm đại sứ thiện chí của UNICEF, ông lên đường sang Dakar (Senegal) làm việc với tư cách chủ tịch của nghị hội chuyên đề quốc tế qui tụ các văn nghệ sĩ và trí thức giúp đỡ trẻ em Phi Châu. Dấu ấn đậm nét của người đàn ông này là tổ chức một buổi hòa nhạc lớn nhất tại vùng hạ sa mạc Sahara.

22_11zon-1-.jpg
Năm 2013, ông tham gia NYC Pride ủng hộ quyền của cộng đồng những người LGBT+ .

Từ giữa năm 2001 ông cùng vợ theo đuổi công cuộc vận động chống HIV/AIDS. Ông đã sử dụng mọi cơ hội để giúp cho các hoạt động của UNICEF ở các quốc gia để bảo vệ quyền trẻ em.

Harry Belafonte đã được trao tặng nhiều giải thưởng: giải Hòa bình Martin Luther King, huân chương Dũng cảm Nelson Mandela và là tiến sỹ danh dự của nhiều trường đại học: New York, Spellman, Tuft, Columbia v..v… Năm 2004, Harry Belafonte đã được chọn là đại sứ thiện chí cho lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của văn hào Hans Christian Andersen (1805 - 1875).

8_11zon-2-.jpg
Harry Belafonte biểu diễn "Mister Bojangles" trên The Julie Andrews Hour năm 1972.
Theo The New York Times, Billboard
Copy Link
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Harry Belafonte: khi ‘Lời yêu thương’ còn mãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO