Hào hứng với lễ hội Không tiền mặt - Cashless Day 2024

Bình An (tổng hợp)| 15/06/2024 19:00

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Không tiền mặt - Cashless Day 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), người dân đã có nhiều trải nghiệm thú vị về công nghệ thanh toán không tiền mặt và hình dung rõ hơn những lợi ích mà hình thức này tác động đến đời sống lẫn vận hành kinh doanh.

Lễ hội Không tiền mặt - Cashless Day 2024 do Vụ Thanh toán và Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước, báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở Công Thương TP.HCM, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia - NAPAS tổ chức. Đây là một trong những hoạt động chính của Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2024 với chủ đề "Thúc đẩy phát triển giao dịch không tiền mặt an toàn".

10.jpg

Thúc đẩy tiêu dùng không tiền mặt

Lễ hội là sự kiện đặc biệt, góp phần đưa các giải pháp trên đi vào đời sống. Sự kiện này được tổ chức theo mô hình xã hội không tiền mặt thu nhỏ. Người dân TP và du khách được trải nghiệm thanh toán không tiền mặt qua thẻ, ví điện tử…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt giúp nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy không tiền mặt, an toàn; lưu thông hàng hóa không tiền mặt, nâng cao quản lý nhà nước trong hoạt động thuế…

7.jpg

Trong lĩnh vực quản lý ngành công thương còn dư địa, thương mại điện tử và dịch vụ công, chiếm 20-25% trong 10 năm qua, đạt 20,5 tỉ USD năm 2023. Hiện Bộ Công thương có nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến.

Thương mại điện tử chỉ chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng cả nước, chỉ số này còn thấp so với trung bình của thế giới là 19,4%. Thanh toán không tiền mặt chỉ chiếm 50% trong thương mại điện tử, nên tiềm năng thương mại điện tử và thanh toán không tiền mặt thương mại điện tử là rất lớn.

z5540812636899_ad3a887df4bfe8e5e61d7a1f32983f33_11zon.jpeg

“Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và để người dân tin tưởng mua sắm không tiền mặt, bảo vệ tuyệt đối người tiêu dùng. Bởi thanh toán không tiền mặt vừa là xu thế tất yếu, vừa là động lực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”, Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Song song đó, chương trình cũng có tiệc âm nhạc sôi động. Dịp này, ban tổ chức cũng chính thức khởi động Tháng khuyến mãi tập trung "Shopping Season", có cả khuyến mãi 100%, bắt đầu từ 15/6 đến 15/9/2024.

448350589_444914861810560_7239204053960120114_n.jpg

Ở khu vực trưng bày các sản phẩm, dịch vụ, ban tổ chức sẽ tạo ra một lễ hội mô phỏng một xã hội không dùng tiền mặt thu nhỏ, giúp người dân trải nghiệm các công nghệ thanh toán, dịch vụ không tiền mặt, đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn giao dịch, thanh toán không tiền mặt an toàn.

9.jpg

Năm nay, chương trình khuyến mại tập trung sẽ chia làm 2 đợt: Đợt 1 diễn ra từ ngày 15/6 đến ngày 15/9 và đợt 2 diễn ra từ ngày 15/11 đến ngày 31/12/2024. Trong cả 2 đợt này, thương nhân tham gia được phép áp dụng giảm giá tối đa lên đến 100%.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - cho biết sau 15 năm diễn ra, chương trình Khuyến mại tập trung - Mùa mua sắm "Shopping Season" đang ngày tạo ra sức lan tỏa lớn trên cơ sở phối hợp liên ngành, đảm bảo mục tiêu xây dựng thành phố trở thành trung tâm mua sắm hiện đại, kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh…

8.jpg

Trước đó, ban tổ chức cũng phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đề xuất Bộ Công thương ra quyết định công nhận ngày 16/6 hằng năm là ngày khuyến mãi toàn quốc - Cashless Day. Mục tiêu của đề xuất này là cổ động và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tiêu dùng nội địa, làm động lực cho phát triển kinh tế.

Dư địa lớn để phát triển giao dịch không tiền mặt

Trong khuôn khổ ‘Ngày không tiền mặt 2024’, nhiều tham luận đã được trình bày tại hội thảo "Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt" do Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước), báo Tuổi Trẻ phối hợp với NAPAS, Sở Công Thương TP.HCM tổ chức.

z5538261333817-b847d8c995415274c307bd515bfef4d1.jpg
Các diễn giả tại phiên thảo luận trong hội thảo "Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt"

Ông Nguyễn Đăng Hùng - phó tổng giám đốc NAPAS cho rằng Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển giao dịch không tiền mặt vì đang đứng thứ 3 tại Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô nền kinh tế Internet. Doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt tới 20,5 tỉ USD, tương đương 470.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Đặc điểm kết cấu dân số trẻ yêu thích công nghệ và tỉ lệ sử dụng tiền mặt còn khá cao, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển thanh toán không tiền mặt. Hiện có 89% người tiêu dùng chấp nhận các hình thức thanh toán mới, 76% người dùng Internet mua sắm thanh toán bằng tiền mặt và 81% mong muốn sử dụng ứng dụng thanh toán của ngân hàng.

nganh-tai-chinh-gop-phan-thuc-day-giao-dich-khong-tien-mat-20240614172820.jpg

Dù vậy, tỉ lệ người dùng chưa lựa chọn hoặc chưa ưu tiên mua sắm trực tuyến vẫn còn cao. Phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng các ứng dụng di động để thực hiện mua sắm.

Ví dụ, gần 20 năm trước, khi một số hãng hàng không triển khai bán vé máy bay qua mạng, nhiều người thường dùng trình duyệt web qua máy tính. Nhưng giờ đây, có gần 44% doanh nghiệp cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên ứng dụng kinh doanh di động. 94% khách hàng dùng điện thoại để truy cập Internet. 91% thường sử dụng ứng dụng di động để mua hàng. Theo ông Hùng, việc tập trung nâng cao trải nghiệm thanh toán trên nền tảng di động trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng.

1.jpg
81% người dân mong muốn sử dụng ứng dụng thanh toán của ngân hàng.

NAPAS cho biết trong năm vừa qua, có 44 ngân hàng và 34 trung tâm thanh toán tham gia, hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, tổng giá trị đạt hơn 42.850 tỉ đồng.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang - phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) đã nêu ra con số giật mình: Năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Và theo thống kê, 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính; 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội... nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo. Để phát triển xã hội tiêu dùng không tiền mặt, đây là lúc các ngân hàng vào cuộc để đảm bảo quyền lợi của người dân.

picture2.jpg
Ông Phạm Tiến Dũng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ông Phạm Tiến Dũng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đơn vị sẽ cùng các đơn vị liên quan, các bộ ngành sẽ phối hợp để đưa ra các giải pháp khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời đảm bảo an toàn bảo mật cho người dùng, giảm tội phạm trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Hội thảo khuyến nghị cần chấm điểm tín dụng để đề phòng giả mạo. Quyết định 2345, xác thực sinh trắc học với người chuyển tiền là rất quan trọng để bảo vệ tài khoản khách hàng.

Chẳng hạn, khi thực hiện giao dịch thông thường trên 10 triệu đồng, người cho thuê, đi thuê tài khoản sẽ không sử dụng được tài khoản đi thuê khi phải xác thực khuôn mặt. Theo ông Dũng, nếu giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 11% giao dịch. Tổng số người có giao dịch trên 20 triệu/ngày chỉ chiếm có 0,56%.

Hơn nữa, không phải giao dịch trên 20 triệu đồng phải làm sinh trắc học mà sau giao dịch trên 20 triệu đồng thì xác thực khuôn mặt và sau khi xác thực xong thì không phải xác thực nữa cho đến khi tổng giá trị giao dịch đạt mức 20 triệu tiếp theo mới phải xác thực. Nguyên tắc không làm gián đoạn việc trải nghiệm của khách hàng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hào hứng với lễ hội Không tiền mặt - Cashless Day 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO