Hàng loạt căn nhà trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TP.HCM, được chủ nhà tự nguyện phá dỡ, lùi sâu, nhường đất cho dự án mở rộng đường kết nối nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.
Đường cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất bị thu hẹp tối thiểu 3 làn xe khi cơ quan chức năng rào chắn phục vụ thi công hầm chui của dự án đường nối 4.800 tỷ đồng.
Tại kỳ họp thứ 14 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua các nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án giao thông trọng điểm gồm cao tốc TPHCM - Chơn Thành và Vành đai 4 TPHCM.
Trên công trường dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng, 1.600 người đang nỗ lực thi công đưa dự án về đích vào giữa năm 2025.
Chính phủ đề nghị phân bổ hơn 63.700 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho 5 ngành, lĩnh vực. Trong đó, quản lý Nhà nước là 2.490 tỷ đồng; giao thông 57.735 tỷ đồng…
Những ngày cuối năm, nhiều tuyến đường cửa ngõ TP.HCM xảy ra tình trạng lô cốt chắn ngang, bóp nghẹt gây cản trở giao thông, người dân đi lại khó khăn.
Sở GTVT TP.HCM dự kiến nhu cầu vốn đầu tư 59 dự án trong giai đoạn 2024-2030 khoảng 231.048 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách thành phố tham gia khoảng 156.560 tỷ đồng.
Dự kiến trong tháng 1/2024, nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TP.HCM) sẽ bị rào chắn để tổ chức thi công dự án hầm chui có vốn đầu tư 830 tỷ đồng.
Cầu đi bộ đầu tiên bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nối 2 quận trung tâm TP.HCM đang được gấp rút thi công hoàn thành trước Tết dương lịch 2024 giúp người dân đi lại thuận tiện.
Cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn có mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, được đề xuất khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2028 theo hình thức PPP, hợp đồng BOT thu phí 18 năm 8 tháng.
Cầu Bình Triều 1 và cầu Bình Phước 1 sẽ được TP.HCM chi gần 250 tỷ đồng nâng tĩnh không lên nhằm đáp ứng đồng bộ các cầu trên sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7m.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ hơn 11.000 tỷ đồng được đề xuất khởi công năm 2025, hoàn thành vào năm 2028 theo hình thức PPP, hợp đồng BOT thu phí hơn 23 năm.