Theo kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, sau khi doanh nghiệp được cấp phép, bà Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil) mời (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) đến nhà ăn tối và "tặng" chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe. Ông An khai đã bán đồng hồ với giá 23.000 USD.
7 bị can khác cũng bị truy tố tội Nhận hối lộ, trong đó (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) được bà Hạnh biếu vật chất có giá trị lớn gồm: Một đồng hồ Patek Philippe trị giá 421.000 USD; một bộ gậy golf nhãn hiệu Honma trị giá 1,1 tỷ đồng, ô tô Mercedes S450 Luxury trị giá 6,7 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD tiền mặt.
Ngoài ra, trong các dịp sinh nhật, chúc mừng ông Lê Đức Thọ nhận chức vụ, Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil còn biếu tặng ông Thọ 3 chiếc đồng hồ nhãn hiệu Patek Philippe với tổng giá trị hơn 355.000 USD.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương - cho rằng những tình tiết trong vụ án như trên thêm một lần nữa đặt ra vấn đề cần có quy định xử lý tội làm giàu bất chính và nhận quà biếu giá trị lớn.
"Trước đây tôi đã từng đề nghị nhiều lần, rằng cần phải có quy định về tội nhận quà biếu giá trị lớn, không đúng sức lao động làm ra, giá trị hơn 50 triệu đồng trở lên phải thu hồi ngay. Rồi tội làm giàu bất chính cũng vậy, nếu không chứng minh được tài sản lớn có được từ nguồn thu nhập hợp pháp phải thu hồi lại cho nhà nước. Nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đã thể chế và quy định về tội làm giàu bất chính rồi", ông Độ nói.
Theo ông Độ, do Việt Nam chưa có quy định về tội làm giàu bất chính, trong khi các chính sách về kiểm soát tài sản, giám sát và thanh tra bản kê khai tài sản còn kẽ hở khiến những món quà tặng giá trị lớn như đồng hồ Patek Philippe không bị cơ quan nào kiểm soát.
Thậm chí, khi quan chức đeo đồng hồ Patek Philippe - không có trong bản kê khai tài sản, thì cũng không dễ để cơ quan nào đó có thể vào cuộc xác minh.
Cán bộ, quan chức được tặng quà xa xỉ nếu né tránh, không kê khai vào bản kê khai hàng năm thì cũng không có chế tài để giám sát, thanh tra.
Chính phủ từng giao Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng đề án về tịch thu tài sản không cần thông qua thủ tục kết tội; quan chức không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đang sở hữu sẽ bị khởi kiện ra tòa và có thể bị tịch thu mà không cần phải thông qua một bản án hình sự như hiện nay.
"Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có muốn, có quyết tâm bổ sung các quy định mới để xử lý tận gốc vấn đề này hay không mà thôi", Trung tướng Trần Văn Độ nêu quan điểm.
Để đấu tranh chống tham nhũng và thu hồi tài sản hiệu quả, ông Độ nghĩ rằng "phải hy sinh một chút nguyên tắc suy đoán vô tội" và chuyển một phần trách nhiệm chứng minh sang phía người bị buộc tội - nhưng về tổng thể vẫn là buộc tội có căn cứ.
Một chuyên gia pháp luật, từng tham gia xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), nói quy định pháp luật rất khó để chi li nhưng qua vụ việc doanh nghiệp tặng 5 đồng hồ siêu sang Patek Philippe cho thấy không ít kẽ hở trong kiểm soát tài sản của quan chức.
Nếu tiến tới kiểm soát được nguồn gốc tài sản của cả xã hội, tài sản có giá trị lớn đều phải đăng ký, kiểm soát sẽ không thể xảy ra chuyện quan chức sở hữu đồng hồ giá trị lớn như Patek Philippe mà không ai biết.
Tháng 5 năm nay, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó tiếp tục yêu cầu đơn vị chuyên môn nghiên cứu khả năng xây dựng cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội.
Thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội được hiểu là quy trình đặc biệt của cơ quan nhà nước, không xét xử bị cáo hay hành vi phạm tội mà tập trung vào xử lý tài sản được cho là có nguồn gốc hoặc có liên quan đến tội phạm, với mục đích thu hồi về cho ngân sách nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Các chuyên gia luật cho rằng đây là cách tiếp cận mới trong thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, nảy sinh từ yêu cầu thực tiễn khi những biện pháp thu hồi tài sản theo cách thức truyền thống hiện nay không giải quyết được các bất cập.
Ưu điểm của cơ chế này là có thể tịch thu tài sản của người phạm tội ngay cả khi họ không bị kết án, khắc phục được khó khăn lớn nhất của công tác tịch thu tài sản là phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp do phạm tội mà có.
Ông Lê Đức Thọ và ông Nguyễn Văn Yên vi phạm kê khai tài sản
Vào tháng 10/2023, với những vi phạm liên quan kê khai tài sản, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị Trung ương kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức vụ trong Đảng.
Đến tháng 12/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Đức Thọ do liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil.
Giữa tháng 6 năm nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, kê khai tài sản, thu nhập, hôn nhân và gia đình.
Ban Bí thư quyết định kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Yên.
Đến ngày 30/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an công bố khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Yên để điều tra về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự.
4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản không trung thực
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về kết quả 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, 282.826 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ. Trong đó, 2.518 người được xác minh việc kê khai và chỉ có 4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.