Đào tạo giáo dục TMĐT ngày càng được chú trọng

Thanh Phượng (Tổng hợp)| 24/09/2024 14:40

Những năm gần đây, tại các cơ sở giáo dục, TMĐT là một trong những ngành học mang tính xu hướng, mang đến cơ hội việc làm rộng mở và đa dạng, với mức lương hấp dẫn, cùng môi trường làm việc năng động.

muc-tieu-chuong-trinh-dao-tao-nganh-thuong-mai-dien-tu.jpg

Theo Báo cáo đào tạo TMĐT hợp tác và kết nối của Hiệp hội TMĐT Việt Nam, năm 2023, không tính tới các trường đã đào tạo ngành TMĐT, có 89 trong tổng số 238 trường ĐH không thuộc khối an ninh - quốc phòng và đặc thù (chiếm 37% số trường tham gia khảo sát) đã đào tạo học phần TMĐT.

Các trường đào tạo học phần TMĐT ngày càng đa dạng, không chỉ bao gồm các trường trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, tài chính mà đã xuất hiện các trường trong lĩnh vực lâm nghiệp, mỹ thuật, văn hóa…).

Cũng tại Báo cáo, thống kê từ 34 trường ĐH cho thấy số sinh viên học ngành TMĐT tăng lên nhanh chóng. Tổng số sinh viên ngành TMĐT năm học 2023 gấp 2,5 lần so với năm học 2020, sinh viên tốt nghiệp ngành TMĐT năm học 2021 là 880, năm 2022 là 1.196 và năm 2023 là 1.327 sinh viên.

Xu hướng rõ ràng nhất là điểm chuẩn vào ngành TMĐT ngày càng tăng. Theo thống kê, 62% trường có điểm chuẩn tăng dần, 20% không đổi và 18% chưa rõ xu hướng tăng hay giảm điều đó chứng tỏ TMĐT dần khẳng định được vai trò quan trọng và đào tạo về TMĐT ngày càng được quan tâm.

Theo Đề án tuyển sinh năm 2024 của một số trường ĐH, CĐ, ngành TMĐT thuộc hệ đào tạo chính quy. Hiện nhiều trường đã tăng chỉ tiêu, tuyển sinh từ 200 - 300 sinh viên. Điều đó phần nào cho thấy sự quan tâm, đầu tư của các trường ĐH, CĐ nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn từ xã hội đối với nguồn nhân lực TMĐT hiện nay.

nganh-thuong-mai-dien-tu-duoc-hoc-nhung-mon-gi.jpg

TS Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và KTS (iDEA – Bộ Công Thương) cho rằng, trong nhiều năm qua, nguồn nhân lực cho TMĐT, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực cần có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và ngoại ngữ… nên đòi hỏi thời gian đào tạo dài; các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết tạm thời trong thời điểm thiếu nhân lực. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục ĐH trở thành giải pháp căn cơ cho nguồn nhân lực chất lượng cao của TMĐT trong tương lai.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và KTS) cho biết, từ tháng 8/2019, Bộ Công Thương (Cục TMĐT và KTS) ký với Google cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng số; Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Shopee, TikTok, Lazada, Viettel Post, VNPost, VNPay… và các cơ sở đào tạo tổ chức khoảng 70 khóa đào tạo, tập huấn về TMĐT cho khoảng 15.000 học viên/năm. Về TMĐT xuyên biên giới, iDEA ký với Amazon Global Selling, Alibaba… để nâng cao nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho khoảng 3.000 doanh nghiệp mỗi năm.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo giáo dục TMĐT ngày càng được chú trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO