Lãnh đạo UBND TPHCM giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp UBND huyện Hóc Môn và các đơn vị nhanh chóng xác minh, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em, liên quan vụ việc bé trai 3 tuổi bị cha dượng ép hút ma túy.
Chủ toạ phiên toà tuyên bố hoãn phiên xử phúc thẩm đầu tiên liên quan vụ án Công ty Alibaba, CEO Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm, do nhiều người liên quan vắng mặt.
Bộ Công an tiếp tục đề xuất cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (không bắt buộc) nhưng Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc, Bộ Nội vụ cho rằng phải có đánh giá và không làm phát sinh thủ tục.
Dù chứng cứ đã rõ ràng nhưng suốt quá trình điều tra và tại phiên tòa, Nguyễn Thái Luyện luôn khẳng định mình không lừa đảo và mọi hoạt động của công ty đều công khai, minh bạch.
Mặc dù có tới 4.448 bị hại đã đầu tư mua đất tại các dự án của Công ty Alibaba, nhưng chỉ có 58 người đủ điều kiện tiếp tục thực hiện hợp đồng, được nhận lại thửa đất mình đã mua.
Bị cáo Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh bị tuyên phạt lần lượt 27 năm tù và 17 năm cho 2 tội danh lừa đảo và rửa tiền, tổng hình phạt của 2 bị cáo là 44 năm tù.
Việc Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm thực hiện phân lô, tách thửa đất khi chưa đủ điều kiện là vi phạm pháp luật, do vậy yêu cầu xin nhận lại đất của một số bị hại là không có căn cứ.
Nguyễn Thái Luyện khẳng định, nếu tòa cho thanh lý đất với mức giá 1 triệu đồng/m2 thì công ty vẫn có hơn 4.000 tỷ đồng, đủ khả năng thanh toán cho khách hàng.
Đại diện VKS cho rằng, hành vi lừa đảo của Nguyễn Thái Luyện rất rõ ràng nên việc truy tố bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai.
(NLĐO) - Tranh luận với VKSND TP HCM, luật sư của bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh cho rằng bị hại cũng có lỗi trong vụ án Alibaba và mong HĐXX xem xét áp dụng tình tiết này để giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ cũng như các bị cáo khác.