Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo công dân rời Liban sớm nhất có thể

Sơn Lâm| 09/08/2024 08:00

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban đã ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Liban cần rời khỏi quốc gia này trong thời gian sớm nhất có thể khi các sân bay và các chuyến bay thương mại vẫn còn đang hoạt động.

Khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Liban trong thời gian sớm nhất có thể
Căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah không ngừng leo thang nguy hiểm (Ảnh AFP).

Thông tin đăng tải trên TTXVN cho hay, ngày 8/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Liban cần rời khỏi quốc gia này trong thời gian sớm nhất có thể, trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang tiếp tục xấu đi, đặc biệt là căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah không ngừng leo thang nguy hiểm.

Trong thông báo khẩn, Đại sứ quán khuyến cáo công dân trong nước không đến Liban vào thời điểm hiện nay, đồng thời đề nghị công dân Việt Nam đang sinh sống tại Liban không đến gần biên giới Liban-Israel và khu vực phía nam thủ đô Beirut hoặc có thể rời khỏi Liban trong thời gian sớm nhất có thể khi các sân bay và các chuyến bay thương mại vẫn còn đang hoạt động.

Đại sứ quán đề nghị công dân Việt Nam tại Liban cần thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế và sở tại.

Trong trường hợp bất khả kháng không thể rời khỏi Liban, bà con cần tìm nơi tạm trú ở những vùng an toàn hơn và có phương án dự trữ thực phẩm, thuốc men đề phòng trường hợp không thể ra ngoài trong nhiều ngày.

Ngay từ khi căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah bắt đầu nổ ra vào tháng 10/2023, Đại sứ quán đã thường xuyên giữ liên lạc với các công dân Việt Nam tại Liban và được biết cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng.

Hiện có 11 công dân Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Liban, chủ yếu tại thủ đô Beirut và các khu vực lân cận.

Theo Đại sứ quán, một số bà con hiện rất muốn về nước do lo sợ về tình hình an ninh tại Liban, nhưng họ không mua được vé máy bay vì một số hãng hàng không đã ngừng hoặc hủy chuyến.

Đại sứ quán vẫn tiếp tục theo dõi và giữ liên lạc với bà con để chuẩn bị các phương án dự phòng trong trường hợp căng thẳng leo thang nguy hiểm hoặc xảy ra tình huống khẩn cấp.

Đại sứ quán cũng sẵn sàng phối hợp với các cơ quan hữu quan trong trường hợp cần sơ tán hay bảo hộ công dân từ Liban.

Trong trường hợp cần hỗ trợ, Đại sứ quán đề nghị bà con liên lạc ngay với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban thông qua đường dây nóng: +20 102 613 9869, hoặc Văn phòng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Liban: +961 70 229 300 trong trường hợp cần hỗ trợ.

  • Ba nữ ứng viên gốc Việt tranh cử tại Bỉ
    Ngày 13/10, cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp tại Bỉ diễn ra với sự tham gia của ba nữ ứng viên gốc Việt tại thủ đô Brussels, Bỉ. Ba ứng viên này đại diện cho ba đảng khác nhau, bao gồm Quynh Iris Nguyen - de Prelle (đảng Les Engagés, quận Woluwe-Saint-Lambert), Hằng Nguyễn (đảng MR-GM-Engagés, quận Watermael-Boitsfort) và Lê Janssens de Bisthoven Kim Bi (đảng DÉFI, quận Woluwe-Saint-Pierre).
  • Kiều bào xây dựng ý kiến về Đề án chính sách về kiều hối hoàn toàn mới của TP.HCM
    Ngày 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã diễn ra hội nghị triển khai Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030.
  • Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
    Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
  • Giáo sư người Việt có lời giải đột phá, giúp đại học Mỹ dẫn đầu về đại số
    Giáo sư Phạm Hữu Tiệp đã giúp giải quyết hai vấn đề từng khiến các nhà Toán học thế giới đau đầu trong nhiều thập kỷ. Những phát hiện của ông góp phần đưa Khoa Toán, Đại học Rutgers (Mỹ) tăng cường hiện diện trên trường quốc tế.
  • Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ
    Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.
  • Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
    Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo công dân rời Liban sớm nhất có thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO