Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng từ 3-5 ngày; đảm bảo chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít cho cây xăng lẻ là những nội dung TP.HCM dự thảo để kiến nghị lên Thủ tướng.
Bộ Công Thương buộc các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu ký cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Các chuyên gia nhận định, chi phí kinh doanh là điểm nghẽn mấu chốt trong cung ứng xăng dầu. Ngoài ra, các yếu tố khác như quản lý chất lượng, hệ thống phân phối... cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Sở Công Thương TP.HCM đề xuất Sở Giao thông Vận tải gia hạn cho xe bồn chở xăng dầu được lưu thông trong giờ hạn chế đến ngày 15/1/2023, từ đó, đảm bảo lượng nhiên liệu cung ứng.
Đại diện Cục Quản lý thị trường TP.HCM khẳng định, không có tình trạng găm hàng xăng dầu tại địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm tra cụ thể, đo bồn và thấy thực tế không còn xăng dầu trong bồn ở những cây xăng ngừng bán.
Một số thương nhân không thực hiện tổng nguồn tối thiểu được giao là Công ty Hưng Phát; Tổng công ty thương mại Sài Gòn; Công ty Phúc Lâm; Công ty TNHH xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát; Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh.
Sau kỳ điều chỉnh giá xăng ngày 11/10, lượng người đi đổ xăng tại TP.HCM đã bớt đông, thời gian chờ đợi để mua được xăng giảm hẳn so với hai ngày trước đó.
Lãnh đạo TP.HCM giao Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Lực lượng quản lý thị trường tại TP.HCM và các địa phương đang ra quân mạnh đi đo bồn thực tế, kiểm tra hoạt động của các cây xăng có dấu hiệu vi phạm trước tình trạng thiếu xăng.
UBND TPHCM kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hỗ trợ, gỡ khó cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu; rà soát, tính toán lại cơ cấu giá xăng và những hỗ trợ về mặt tài chính.
Theo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, do thiếu nguồn xăng dẫn đến phát sinh tình trạng một số cửa hàng không còn xăng để bán. 121/550 cửa hàng tại thành phố hiện không còn xăng.