Chiều 24/10, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải đáp một số thắc mắc của các đại biểu.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay còn khác nhau. Cùng là khiển trách, thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm, kỷ luật hành chính là 2 năm. Kỷ luật cảnh cáo thì thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm, còn hành chính là 5 năm.
Chính vướng mắc, không đồng bộ đó đã dẫn tới chuyện nhiều khi xử lý về đảng nhưng không xử lý được về hành chính.
cho biết, dự thảo nghị quyết đề xuất áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.
Cụ thể, đề xuất áp dụng thời hiệu kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Trước ý kiến băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc hội về việc có hồi tố xử lý kỷ luật hay không, Bộ trưởng Nội vụ phân tích, Quy định số 69 của Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định, đảng viên bị kỷ luật về đảng thì cấp ủy trực tiếp quản lý đảng viên đề nghị xử lý kỷ luật về mặt chính quyền trong thời gian 30 ngày.
"Cán bộ đảng viên nào rơi vào khoảng 30 ngày đó mới hồi tố được. Quan điểm của cơ quan soạn thảo là không muốn hồi tố lại vì sẽ vướng mắc, khó khăn cho cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức. Nhưng khi nghị quyết này có hiệu lực, sẽ áp dụng thống nhất, đảm bảo đồng bộ theo Quy định 69"- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Ngoài ra, theo bà Trà, Bộ Chính trị đã có về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức; nếu không tự nguyện xin từ chức, cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định…
Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chưa bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định mới về kỷ luật của Đảng. Từ đó dẫn tới một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì hết thời hiệu theo quy định.
Chính vì thế, Ủy ban Pháp luật tán thành với tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 theo trình tự, thủ tục rút gọn việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng. Điều đó sẽ giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất.