Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp thì việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Năm trước, doanh thu của vải thiều của tỉnh Hải Dương chỉ khoảng 600 tỷ đồng. Nhưng năm nay quả vải thiều bán trên các sản thương mại điện tử, hình ảnh sản phẩm được quảng bá rộng khắp, nông dân thu ngay 1.400 tỷ đồng.
Sản xuất nông nghiệp giờ không thể trông trời, trông đất, trông mưa,... mà phải trông vào dữ liệu. Thế nên, 9 triệu hộ nông dân phải cùng số hoá làm cuộc “đại thay đổi” trên 7 triệu mảnh ruộng, dựng kho dữ liệu để tiến lên làm ăn lớn.
Những ngày này, chị Vân Hương ngồi ở Hà Nội cũng có thể chọn mua được loại gạo dâu ngon bậc nhất Lai Châu, hay món thịt lợn ba chỉ gác bếp là sản phẩm OCOP 3 sao nổi tiếng của Bắc Kạn trên sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số sẽ kết nối người tiêu dùng nông sản với các hộ nông dân, để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn khi cây lớn, ra hoa, kết trái và hưởng thụ sản phẩm. Đó là một thị trường đẳng cấp và sẽ xuất hiện trong tương lai.
Bộ NN-PTNT và các địa phương vừa được giao nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, khuyến nghị nêu tại Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam 2021, để xem xét vận dụng phù hợp trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp.
Không có tiềm năng phát triển nông nghiệp như ở Việt Nam, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD năm 2019, trong khi Việt Nam là 1.000 USD.
Grab sẽ hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên các nền tảng số, nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số cho các nhà sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ.
Người dùng có thể ủng hộ nông dân Bắc Giang bằng cách đặt trước vải thiều Lục Ngạn trên GrabMart từ ngày 10/6 hoặc đổi điểm thưởng GrabRewards để chung tay hỗ trợ nông sản Bắc Giang.
Sản phẩm bán ra có mã QR truy xuất nguồn gốc, được bán trong nước và xuất khẩu nhờ vào số hoá nông nghiệp mà người nông dân không còn phải lo kêu gọi “giải cứu”.
Trên những cánh đồng rau xanh tốt ứng dụng công nghệ số, người nông dân chỉ cần smartphone là có thể làm những công việc nặng nhọc và mất nhiều thời gian bằng cú “gẩy tay” rất nhẹ nhàng, thậm chí dễ dàng bán nông sản ra “chợ toàn cầu”.
Ở thời chuyển đổi số, thế hệ nông dân mới chỉ cần ấn nút có thể trồng rau, nuôi lợn gà... Với chiếc smartphone họ có thể dễ dàng bán hàng trên "chợ toàn cầu" bằng những cú chạm tay rồi thu tiền tỷ.