
Mải làm, ít tương tác với con
Ngồi bên ngoài hành lang lớp học chờ con, chị Trịnh Thị T (SN 1991) mẹ cháu Thân Thị Thanh X (SN 2019) ở Nhà Bè lật giở những cuốn sách trên kệ viết về cách nhận biết và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ một cách chăm chú. Thấy tôi lại gần, hỏi về quá trình phát hiện bệnh của con, chị dừng đọc, nét mặt lộ rõ sự buồn rầu. Chị chia sẻ: Lên hai tuổi, con không biết nói, cũng không biết đi. Thời gian sau, cháu thay đổi tâm lý bất thường, khóc cười vô cớ và có nhiều hành vi khó kiểm soát. Đưa đi khám, gia đình bị sốc khi bác sĩ kết luận cháu mắc chứng tự kỷ thể tăng động (quậy phá không kiểm soát). Được biết, hoàn cảnh của chị T khá khó khăn, vợ chồng ly hôn, bản thân làm công nhân từ 7 giờ đến 20 giờ mới tan ca. Bởi vậy, chị phó mặc việc chăm sóc, dạy dỗ con cho bà ngoại. Trong khi bà vừa chăm cháu lại phải tranh thủ làm vài sào ruộng, làm việc nhà nên ít có thời gian vui chơi với cháu.
Đã lên ba tuổi song bé Ngô Bá K xã Hiệp Phước (Nhà Bè) lại chậm nói so với các bạn cùng lứa, không thích giao tiếp với ai. Dù đã nhận thấy con có dấu hiệu khác lạ nhưng do công việc bận rộn nên sau một thời gian dài, chị Nguyễn Anh X (mẹ bé K) mới đưa con đến bệnh viện khám và lo lắng khi biết con bị chứng tự kỷ dạng nhẹ. Chị X tâm sự: “Cả ngày đi làm, tối về vừa lo việc nhà, lại tranh thủ hướng dẫn cô con gái học lớp 4 làm bài tập nên tôi thường để K chơi một mình hoặc xem tivi. Thường ban ngày cháu chỉ ở nhà với bà, ít được ra ngoài chơi. Có lẽ vì thiếu giao tiếp nên cháu chậm phát triển”.
Thống kê chưa chính xác tỷ lệ trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ. Theo công bố của Tổng cục Thống kê (tháng 1/2019), nước ta có khoảng 1 triệu người bị ASD. Tỷ lệ trẻ em mắc ASD ước tính là 1% số trẻ sinh ra.
Nguyên nhân là do rối loạn hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Theo bác sĩ Quách Thuý Minh, nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư), yếu tố môi trường tác động rất lớn đến sự phát triển của chứng tự kỷ như: Bố mẹ thiếu quan tâm hoặc gia đình không hòa thuận; giáo dục con không đúng cách; cho trẻ chơi đồ điện tử quá nhiều; học và chơi thiếu hài hòa... Ngoài ra, còn do bẩm sinh, chậm phát triển, phát triển không bình thường từ trong bào thai, bị bại não… Điểm phân biệt rõ nét của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân.
Nên đưa trẻ đi can thiệp sớm
Trẻ mắc chứng tự kỷ nếu được hoà nhập, chăm sóc khoa học vẫn có thể học tập và trưởng thành. Điều quan trọng là bố mẹ cần chú ý hơn tới sự phát triển của con theo từng giai đoạn, kịp thời nhận ra những biểu hiện khác thường để đưa con đi khám, can thiệp sớm. Hiện có ba hình thức chăm sóc trẻ tự kỷ là: Giảng dạy chuyên biệt, giáo dục bán hoà nhập và giáo dục hoà nhập.

Việc dạy dỗ trẻ bình thường đã khó, với trẻ tự kỷ còn khó gấp nhiều lần. Do vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ Quách Thuý Minh, các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con, chú ý quan sát biểu hiện của trẻ để sớm phát hiện bệnh; đồng thời đưa trẻ đến bác sĩ nhi, tâm bệnh, nhà tâm lý học để được chữa trị đúng cách. Đặc biệt sẽ tăng tỷ lệ thành công khi bé được can thiệp ở giai đoạn vàng (từ 1 đến 3 tuổi). Hiện, tại các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ chủ yếu dùng phương pháp tâm lý giáo dục để can thiệp, hỗ trợ giảm các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng. Tùy mỗi chứng tự kỷ, bác sĩ, giáo viên sẽ có giáo trình phù hợp.
Tại TP.HCM, trung tâm can thiệp sớm Sunshine, 110 Đường 40, KDC Tân Qui Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM là nơi can thiệp cá nhân 1-1 hoặc 2-1 toàn thời gian từ sáng tới chiều, cho trẻ khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn thiếu chú ý (ADD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), có hành vi thách thức. Hotline: 0934.567.244.