Cách cha mẹ Do Thái dạy con về tư duy tài chính và kỹ năng kiếm tiền từ 3 tuổi

30/09/2024 07:57

Ở những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.

Doanh nhân người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki, tác giả cuốn 'Cha giàu, cha nghèo' nói: "Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Nếu để những người này giáo dục con bạn về tài chính, tôi sợ bạn và con cái của bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn".

Thế nhưng, phần nhiều các phụ huynh phương Đông thường nuôi dạy con theo quan điểm trẻ em còn nhỏ chỉ cần lo học hành, chuyện tiền bạc là trách nhiệm của người lớn. Chính vì vậy, họ rất hiếm khi dạy con về cách kiếm tiền. Trong khi tiền lại là một phương tiện chính yếu của cuộc sống. Thế rồi khi con lớn, phụ huynh lại kỳ vọng, áp lực con sớm thành tài, kiếm được nhiều tiền lo cho cuộc sống và báo hiếu bố mẹ.

Người Do Thái thì luôn tin rằng bố mẹ phải nên dạy con cách kiếm tiền từ "thuở còn thơ".

Theo người Do Thái, nguyên tắc có làm có hưởng sẽ rèn luyện kỹ năng sinh tồn của trẻ, nhất là kỹ năng quản lý tài sản, trước giờ họ không coi kiếm tiền là một nhu cầu phải đợi đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu vun bồi. Giống như quan niệm "dạy con từ thủa còn thơ", họ luôn cho rằng "quản lý tài sản từ nhỏ" mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.

Cách cha mẹ Do Thái dạy con về tư duy tài chính và kỹ năng kiếm tiền từ 3 tuổi-1
Người Do Thái thường dạy con tư duy tài chính, cách kiếm tiền ngay từ bé. Ảnh minh họa

Từ 3 tuổi trẻ em đã được dạy về tiền

Thực tế người Do Thái không chỉ để lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình, những thứ đó còn giá trị hơn tiền bạc. Và thứ giá trị ấy không đến từ sự kế thừa mà đến từ phương pháp giáo dục, cụ thể là những kỹ năng quản lý tài sản từ thủa nhỏ được người Do Thái nắm bắt và vận dụng.

Mark năm nay 3 tuổi, bố mẹ cậu đều là người Do Thái, hiện nay cả gia đình cậu đang sống ở Mỹ. Một hôm, khi cậu đang nghịch đá, bố cậu đứng bên liền hỏi: "Mark, hòn đá đó có thú vị không con?".

"Ồ, hay lắm bố ạ". Mark trả lời.

"Mark, bố có một ít đồng xu, bố nghĩ chơi đồng xu hay hơn những hòn đá kia, con có muốn thử không?". Bố mỉm cười nhìn Mark.

"Được ạ, được ạ, nhưng chơi đồng xu có thật sự thích không bố?". Mark ngẩng đầu lên hỏi.

"Đương nhiên rồi, con xem, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu. Con có thể dùng nó mua đồ chơi mà con thích, ví dụ con thích xe tải đồ chơi, con có thể dùng 2 đồng 50 xu là mua được". Bố kiên nhẫn giảng giải.

"Ồ, nghe cũng hay đấy ạ. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được mệnh giá lớn nhỏ của nó, bố có thể nói lại cho con được không ạ?", Mark lễ phép hỏi bố.

"Đương nhiên là được, Mark, con xem này, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu - đồng to nhất". Bố vừa trả lời vừa đưa từng đồng xu cho Mark.

Mark nhận đồng xu, tỉ mỉ quan sát rất lâu, sau đó vui mừng reo lên: "Oa, đồng 50 xu to quá, bây giờ con đã biết nó rồi. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được đồng 1 xu và 10 xu".

Bố xoa đầu Mark khen ngợi: "Mark của bố giỏi quá, trong thời gian ngắn đã biết phân biệt đồng 50 xu rồi. Đồng 1 xu và 10 xu, bố nghĩ con cũng sẽ phân biệt được nhanh thôi".

Người Do Thái ngoài việc hiểu giá trị của đồng tiền, còn truyền dạy những kiến thức đó cho con cái, để thế hệ sau hiểu được giá trị của nó. Ngày nay, ở Israel, giáo dục tài chính cho trẻ em là nhiệm vụ chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Dưới đây là một số mục tiêu về năng lực quản lý tài chính mà cha mẹ Do Thái yêu cầu ở con:

3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.

4 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.

5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.

6 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.

7 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.

8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.

9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.

10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt

11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi.

12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.

Từ 12 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.

Giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền

Khi con cái bước vào năm cuối cấp 1, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một khoản tiền, con số có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con không phải để con thả sức tiêu tiền, cũng không phải họ quá nuông chiều con hay đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà mục tiêu lớn hơn là quản lý tài sản.

Mỗi khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng, phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu sắp tới con muốn có được thứ giá trị hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng của việc chi tiêu qua đà, biết chịu trách nhiệm trước hành động chi tiêu của mình.

Trong gia đình người Do Thái, đa số trẻ em 10 tuổi đã hiểu ý nghĩa của việc dành dụm tiền. Đồng thời, cha mẹ cũng khuyến khích trẻ để dành một phần thu nhập, để mua những đồ mình thích. Khi trẻ dành dụm được một số tiền nhất định, cha mẹ còn định hướng để trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ Do Thái khi đi mua sắm thường để trẻ so sánh giá cả của các loại sản phẩm khác nhau nhằm bồi dưỡng khả năng chi tiêu của trẻ. Ngoài ra, chúng ta đều biết người Do Thái rất coi trọng việc đọc sách, cha mẹ không chỉ cho trẻ đọc những cuốn sách kinh tế chính thống, mà còn mua cho trẻ rất nhiều tài liệu quảng cáo, giúp trẻ hiểu được bí mật đằng sau quảng cáo đó, tránh chi tiêu lãng phí.

5 giai đoạn giáo dục con quản lý tài sản của người Do Thái

Giai đoạn 1: Nhận biết tiền

Khi còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy chúng phân biệt tiền xu, tiền giấy, hiểu tiền có thể mua bất cứ thứ gì chúng muốn, tiền ở đâu mà có. Sau khái niệm và hứng thú sơ bộ với tiền bạc, họ đi sâu vào quản lý tài sản dùng tiền đổi vật.

Giai đoạn 2: Kỹ năng cầm tiền

Họ đặt ra các quy tắc khi cho con tiêu tiền, buộc chúng phải chịu trách nhiệm trước các hoạt động tiêu xài không hợp lý của mình. Từ đó giúp trẻ biết liệu cơm gắp mắm ngay từ nhỏ, biết cân nhắc đến các khoản chi tiêu sắp tới và kế hoạch chi tiêu lâu dài.

Giai đoạn 3: Kỹ năng kiếm tiền

Bên cạnh đề cao tiết kiệm chi tiêu, người Do Thái cũng dạy con tăng thu nhập cũng quan trọng không kém. Họ dạy con hiểu những quy tắc kiếm tiền, quay vòng vốn, hiểu những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua ví dụ thực tế trong lao động.

Giai đoạn 4: Tri thức quản lý tài sản

Sau khi dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả, phụ huynh có thể cho con biết những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng thực hiện một vài cuộc đầu tư nhỏ.

Giai đoạn 5: Châm ngôn quản lý tài sản

Người Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhắm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại họ coi giáo dục quản lý tài sản cũng là một cách giáo dục đạo đức hay giáo dục nhân cách. Mục đích để trẻ hiểu luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần truyền bá tri thức, rèn kỹ năng sinh tồn mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị đúng đắn của cuộc đời.

Theo GĐXH

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/cach-cha-me-do-thai-day-con-ve-tu-duy-tai-chinh-va-ky-nang-kiem-tien-tu-3-tuoi-n-614106.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/cach-cha-me-do-thai-day-con-ve-tu-duy-tai-chinh-va-ky-nang-kiem-tien-tu-3-tuoi-n-614106.html
Bài liên quan
  • Thời con cái giám sát cha mẹ
    Năm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
  • Cười lên đi, mẹ ơi!
    Bao nhiêu người trong chúng ta may mắn có được một người mẹ luôn mỉm cười hiền từ với chúng ta?
  • Học làm cha mẹ suốt đời
    Làm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Làm cha mẹ "hợp cạ" với con lại càng khó hơn.
Nổi bật Việt Báo
  • Vẻ đẹp như búp bê "sống" của tân Hoa hậu Hoàn vũ
    Người đẹp Victoria Kjær Theilvig của Đan Mạch đã giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ 2024. Mỹ nhân 21 tuổi sở hữu vẻ ngoài rực lửa với gương mặt đẹp, đôi mắt xanh hút hồn và mái tóc vàng óng ả.
  • Thí sinh 17 tuổi gây kinh ngạc ở Rap Việt
    Màn đối đầu giữa ICY Famous và Gill là điểm nhấn ở tập phát sóng gần nhất của Rap Việt mùa 4. ICY Famous thua cuộc nhưng nhận nhiều lời khen từ dàn huấn luyện viên và giám khảo.
  • Thời con cái giám sát cha mẹ
    Năm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
  • Bitcoin tăng nóng, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cảnh báo rủi ro
    Tuần qua, giá bitcoin đã liên tục tăng nóng và phá mốc 93.000 USD. Tuy nhiên, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng tiền mã hóa không thể tạo ra giá trị hữu hình mà chỉ là công cụ đầu cơ
  • Công nghệ thép cán nguội trên Tesla Cybertruck đặc biệt thế nào?
    Tesla Cybertruck là một trong những mẫu xe đầu tiên sử dụng thép không gỉ cán nguội để làm phần khung xe, điều này đã tạo ra nhiều điểm khác biệt so với thép cán nóng truyền thống, từ độ bền, chi phí đến quy trình sản xuất.
Đừng bỏ lỡ
Cách cha mẹ Do Thái dạy con về tư duy tài chính và kỹ năng kiếm tiền từ 3 tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO