Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái

01/12/2024 21:20

Có niềm đam mê với những đồ vật cổ, bà Sầm Thị Bích đã bỏ công sức, tiền bạc đi nhiều nơi sưu tầm những đồ vật xưa của người vùng cao hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để về trưng bày, lưu giữ.

Video bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 1
Hàng chục năm qua, bà Sầm Thị Bích (trú bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để làm nên bảo tàng độc đáo có tên Pỉ Noọng.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 2
"Pỉ Noọng trong tiếng thái có nghĩa là anh em. Trong bảo tàng tôi cũng sưu tầm, lưu giữ những đồ dùng thường ngày, vật phẩm của nhiều dân tộc khác nhau”, bà Bích nói.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 3
Bà Sầm Thị Bích chia sẻ từ năm 1990, bà đã bắt đầu sưu tầm đồ vật cổ của các dân tộc vùng cao. Sau hàng chục năm dày công sưu tầm, hiện bảo tàng của bà Bích có hàng trăm hiện vật khác nhau.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 4
Các hiện vật chủ yếu gồm trang phục của các dân tộc như người Thái ở Nghệ An, Sơn La, người Mông, Dao Tiền, Dao Đỏ, người Tày, người Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 5
Trong “bảo tàng” của nữ nghệ nhân này có đầy đủ hiện vật từ đơn sơ, các đồ dùng hàng ngày như mâm, cối, giỏ đựng…
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 6
Đến những đồ vật quý hiếm cổ xưa như răng voi ma mút.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 7
Nhiều đồ dùng là dụng cụ sản xuất, săn bắt, hái lượm, đồ sinh hoạt của người cổ xưa.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 8Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 9
Những chiếc mâm, cối làm từ gỗ độc đáo có tuổi đời cả trăm năm.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 10Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 11
Những chiếc vòng bạc, nén bạc, xâu tiền thường được dùng trong đám cưới người Thái ở Nghệ An. Bà Bích đã mất hàng chục năm để sưu tầm những đồ vật này đưa về bảo tàng của mình.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 12
Những chiếc rìu đá của người tiền sử cũng có trong bảo tàng.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 13Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 14
Bộ lịch cổ người Thái làm từ gỗ, sừng trâu, ngà voi... "Người Thái họ khắc lịch lên gỗ, sừng, ngà... Những chấm nhỏ tượng trưng cho ngày, tháng. Nếu không hiểu sẽ không xem được bộ lịch này", bà Bích cho hay.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 15
“Nhiều người trẻ bây giờ đến cả tiếng của dân tộc mình cũng không biết. Nên tôi sưu tầm các hiện vật này về trưng bày vừa để lưu giữ bản sắc văn hóa, vừa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ đến tham quan có thể hiểu hơn về đời sống, các vật dụng gắn liền với đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái. Mỗi hiện vật thường tượng trưng cho một câu chuyện riêng”, bà Sầm Thị Bích chia sẻ.
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 16Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái ảnh 17
Bà Bích cũng được biết đến là một thợ dệt thổ cẩm có tiếng ở xã Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An). Hiện bà Bích tự nuôi tằm, lấy tơ dệt vải.
Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/bao-tang-dac-biet-cua-nu-nghe-nhan-nguoi-thai-post1696423.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/bao-tang-dac-biet-cua-nu-nghe-nhan-nguoi-thai-post1696423.tpo
Bài liên quan
  • Tin đồn
    Tin đồn chả phải bây giờ mới có, nó có từ ngàn xưa, nhưng giờ chúng ta đang sống trong thời đại văn minh và thông minh, nên trước khi tin tin đồn thì nên check lại tin đồn, cho nó yên tâm rồi mới... đồn cũng chưa muộn.
  • Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long
    Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
  • Việt Nam có thêm 33 Bảo vật Quốc gia
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia
  • UBND quận 5 phản hồi về việc đặt tên 'Phố vải Soái Kình Lâm'
    Nhiều ngày qua trên các diễn đàn mạng xã hội rộ lên thông tin về việc tại khu vực Chợ vải Soái Kình Lâm (Quận 5) xuất hiện các tấm biển ghi "Phố vải Soái Kình Lâm". Đã có nhiều ý kiến tranh cãi nên để chữ “Chợ” mới phù hợp hơn với thói quen thường gọi nơi đây.
  • Giải mã nghi thức hiến tế người sống rùng rợn trong lịch sử
    Dù hiện nay, nghi thức hiến tế người sống hầu như không còn tồn tại, nhưng những di sản văn hóa và câu chuyện lịch sử của nó vẫn còn gây ám ảnh và kích thích trí tò mò của con người.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng đặc biệt của nữ nghệ nhân người Thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO