Những đứa trẻ được giáo dục bởi những kiểu cha mẹ dưới đây khi lớn lên khó trở thành đứa con hiểu thảo:
1. Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp
Nếu trí tuệ cảm xúc của người mẹ thấp rất có thể sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ. Bởi tình yêu thương của họ dành cho con chưa được thể hiện hết, dẫn đến có khoảng cách trong mối quan hệ giữa mẹ và con.
Đặc biệt là khi con mắc lỗi, những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp luôn thích chỉ trích con trước mặt nhiều người. Thậm chí họ còn nói những lời khiến con tổn thương. Có thể mẹ cho rằng đó là cách dạy nghiêm khắc, khiến con biết sợ mà thay đổi. Nhưng thực chất nó lại mang đến hậu quả tích cực, làm tổn thương lòng tự trong của con. Về lâu dài tâm lý con bị ảnh hưởng, sống thu mình và xa lánh cha mẹ. Khi lớn lên, trẻ cũng không mặn mà sống chung với cha mẹ mà chỉ muốn ở một mình.
Cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến lòng hiếu thảo của con cái. Ảnh minh họa
2. Cha mẹ quá chiều chuộng con trai
Hiện nay, điều kiện kinh tế dần được cải thiện trong khi mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con. Vì vậy, việc cha mẹ chiều chuộng con cái trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những đứa trẻ càng được chiều chuộng từ nhỏ thì lớn lên sẽ càng không hiếu thuận.
Bởi đứa trẻ được cha mẹ quá nuông chiều sẽ có tính cách vô kỷ luật nên dễ hình thành tính tự cao tự đại, không nể nang, biết ơn người khác và cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên. Những người như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể hư hỏng, thậm chí bất hiếu với cha mẹ.
Đặc biệt là với bé trai, việc trọng nam khinh nữ khiến bố mẹ càng yêu quý và nuông chiều, về lâu dài bé trai sẽ trở nên tự cao tự đại, không vâng lời cha mẹ nữa.
3. Cha mẹ thường xuyên đánh đập, la mắng con
Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ cảm thấy phẫn uất, căm ghét, sau này dễ biến bạo lực thành bạo lực, chủ động đánh người khác. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Những cha mẹ hay bạo lực vũ lực và lời nói rất dễ ảnh hưởng lên đứa trẻ.
Nguyên nhân khiến con cái bất hiếu liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ. Ảnh minh họa
4. Bản thân cha mẹ không hiếu thảo với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ, con học theo
Con cái là bản sao của cha mẹ, nếu bố mẹ không cung kính, hiếu thảo với người lớn tuổi trong gia đình thì trẻ sẽ ghi nhớ trong lòng. Lớn lên rất có thể trẻ sẽ noi gương xấu của cha mẹ. Phụ huynh bất hiếu đương nhiên sẽ nuôi dạy một đứa con bất hiếu.
Cho nên đạo hiếu là truyền thống gia đình, khi than phiền con cái đối xử tệ với mình, chúng ta cũng nên nghĩ đến sự giáo dục và ảnh hưởng mà mình đã dành cho con cái.
5. Cha mẹ hay so sánh với "con nhà người ta"
Người xưa có câu "Thành công của một đứa trẻ nằm trong trái tim người mẹ, sự thất bại của một đứa trẻ nằm nơi cửa miệng người mẹ". Một người mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con, dạy cho con thấy rằng thất bại cũng là một loại thành công và khích lệ con cố gắng hơn, thì người mẹ đó sẽ tạo ra đứa con tài giỏi. Bước tiến sau này của con sẽ dài hơn, cao hơn, bởi vì đã có nền móng vững chắc từ những lời động viên của mẹ.
Ngược lại người mẹ cáu kỉnh, chì chiết lúc con thất bại và so sánh "con nhà người ta", chẳng khác gì đang xua con quay trở lại vỏ ốc, trở nên tự ti. Thậm chí có trường hợp đứa trẻ ghi thù, xa cách, từ đó không mở lòng nữa, lớn lên nó không kính trọng đấng sinh thành.
Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế. Ảnh minh họa
6. Cha mẹ ít bên con, thiếu giao tiếp
Có một người phụ nữ khi còn trẻ sinh được một cô con gái, đem con về nhà bà ngoại ở quê nuôi dưỡng, sau đó trở lại thành phố và sinh thêm một cậu con trai. Nhưng không may, đứa con thứ hai sau này chết sớm, hai vợ chồng sống rất cô đơn những năm cuối đời.
Vốn dĩ cả hai hy vọng rằng cô con gái sống ở nông thôn có thể lên thành phố chăm sóc cha mẹ tuổi già, nào ngờ cô gái trả lời, mình không quan tâm đến việc sống ở thành phố. "Khi con còn nhỏ, nếu bố mẹ không đưa con về thành phố, bây giờ con cũng không có thời gian để chăm sóc bố mẹ", cô nói.
7. Cha mẹ không tu dưỡng đạo đức cho con
Nếu bạn nhìn thấy một cụ già bị ngã, hãy nhanh chóng chạy đến giúp đỡ họ. Thấy một đứa nhỏ lang thang trong đêm muộn, đừng ngần ngại hỏi nó xem tại sao còn ở ngoài đường giờ này. Làm việc tốt không mong cầu được đền đáp, nhưng chắc chắn bạn vẫn luôn được nhận lại lời khen, câu cảm ơn ngay lập tức.
Và một điều vô cùng quý giá khác, nó nuôi dưỡng cho bạn tâm hồn biết yêu thương, đồng cảm với người xung quanh. Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế.
Nuôi con để nương tựa tuổi già là quan niệm của nhiều người. Nhưng tâm nguyện có thực hiện được hay không lại phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dạy con cái ngay từ đầu. Không phải cứ nuôi dạy thì con cái sẽ hiếu thảo, mà là giữa cha mẹ và con cái phải có sự kết nối và tình nghĩa sâu nặng. Lúc đầu không đi cùng con, không thiết lập quan hệ với chúng, khi già đi, con cái tự nhiên sẽ không muốn lại gần cha mẹ.
Theo Gia đình & Xã hội