Sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu, ethanol trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde, sau đó thành axit axetic rồi bị phân hủy và đào thải ra ngoài cơ thể. Trà có tác dụng lợi tiểu, sẽ thúc đẩy acetaldehyde không chuyển hóa đi vào thận, có thể gây tổn thương thận.
Chức năng gan bất thường
Phần lớn caffeine và các chất khác trong trà đều được chuyển hóa qua gan. Nếu chúng ta uống quá nhiều trà trong khi gan bị bệnh vượt quá khả năng trao đổi chất, thì sẽ làm tổn thương mô gan và khiến tình trạng nặng thêm.
Trước khi đi ngủ
Chất caffeine trong trà có tác dụng kích thích rõ rệt đối với hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người. Uống trà, đặc biệt là trà đậm, khiến não bộ rơi vào trạng thái hưng phấn quá mức, không được nghỉ ngơi và khó đi vào giấc ngủ.
Táo bón
Chất polyphenol catechin trong trà có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Điều này sẽ gây táo bón trầm trọng hơn.
Gãy xương
Chất alkaloid trong trà có tác dụng ức chế sự hấp thu canxi ở tá tràng. Đồng thời, có thể thúc đẩy quá trình đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến thiếu canxi và làm chậm quá trình tiêu hóa, phục hồi xương.
Đang dùng thuốc hạ huyết ápTốt nhất, chúng ta không nên uống thuốc trong vòng 2h sau khi uống trà. Trà có chứa phenolic, nên sẽ phản ứng với một số thành phần trong thuốc hạ huyết áp và làm giảm tác dụng của thuốc này.