Ý nghĩa của ‘Tiba Meka’ - Điệu múa truyền thống chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Labuan Bajo dự Cấp cao ASEAN 42

Tuấn Anh| 09/05/2023 18:10

Chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara chuẩn bị vũ điệu truyền thống ‘Tiba Meka’ chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 42 tại Labuan Bajo. Đây cũng là hoạt động quảng bá văn hóa bản địa của Indonesia đến các nước ASEAN.

Ý nghĩa của ‘Tiba Meka’ - Điệu múa truyền thống chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Labuan Bajo dự Cấp cao ASEAN 42
Các vũ công với vũ điệu truyền thống ‘Tiba Meka’ chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Labuan Bajo, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị cấp cao ASEAN 42.

Khi chuyên cơ đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam hạ cánh xuống Sân bay Komodo, chào đón Thủ tướng là lực lượng an ninh xếp thành 2 hàng đối diện nhau ở phía dưới và một tấm thảm đỏ trải dài 10 mét nằm ngay chính giữa với một đầu của tấm thảm chạm vào bậc thang máy bay.

Ở đầu kia của tấm thảm, có 14 cô gái trẻ tuổi trong trang phục truyền thống màu vàng, cam với những con quạ màu vàng trên đầu. Vương miện được trang trí bằng cách cắm hoa. Họ mặc các bộ váy gọi là songke.

Họ là những vũ công “Tiba Meka” có nhiệm vụ chào đón các các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 42 tại Labuan Bajo vào ngày 9-11/5.

Tiba Meka là một trong ba điệu múa do chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara chuẩn bị để chào đón các vị khách của Hội nghị Cấp cao ASEAN 42. Các điệu nhảy khác là Rangkuk Alu và Caci.

“Tiba Meka” là điệu nhảy có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Manggarai - bộ lạc chính của thành phố có diện tích 13,79 km2 và dân số 6.973 người.

Theo đó, Tiba có nghĩa là chấp nhận, tiếp nhận, chặn, đồng ý hoặc chào đón, còn Meka có nghĩa là khách. Do đó, Tiba Meka có nghĩa là điệu nhảy chào đón hoặc tiếp khách.

Thuật ngữ Tiba Meka có thể được sử dụng để chào đón sự ra đời của một đứa trẻ được gọi là meka weru (người mới sinh). Tiba Meka là một nghi lễ truyền thống của tổ tiên bộ tộc Manggarai, dưới hình thức một thủ tục chào đón những vị khách quan trọng hoặc khách quý nhằm thúc đẩy tình bạn giữa cư dân và khách đến thăm.

Theo truyền thông Indonesia, huấn luyện viên múa Tiba Meka - Ayuni Praise cho rằng, điệu múa thể hiện niềm vui của người dân Labuan Bajo và Tây Manggarai trước chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia ASEAN.

Trong đó, các vũ công một cái hộp gọi là lopa (đồ đựng đan bằng tre hoặc mây). Trong khi khiêu vũ, họ phải thể hiện nét mặt vui tươi với nụ cười tươi hết cỡ như một hình thức tri ân những vị khách đã đến thăm Labuan Bajo và Manggarai.

Trang phục bắt buộc của các vũ công là mũ làm từ vải dệt, hạt cườm và các đồ trang trí khác (Bali belo ), một chiếc áo Manggarai truyền thống được gọi là mbero (làm từ vải dệt thoi với các họa tiết độc đáo) kết hợp với vải songke.

Chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara kỳ vọng, thông qua vũ điệu Tiba Meka sẽ giới thiệu văn hóa truyền thống địa phương và người dân Manggarai cởi mở, thân thiện tới các nguyên thủ quốc gia ASEAN.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ý nghĩa của ‘Tiba Meka’ - Điệu múa truyền thống chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Labuan Bajo dự Cấp cao ASEAN 42
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO