Vợ chồng rạn nứt tình cảm vì 17.000 đồng và bài học quản lý chi tiêu trong gia đình

27/08/2023 08:51

Chỉ vì 17.000 đồng, hai vợ chồng đã cãi nhau rồi tình cảm dần dần xa cách.

Tiền bạc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng nó cũng có thể chi phối con người, chi phối một cuộc hôn nhân. Nếu không biết cách kiểm soát, hai vợ chồng rất dễ cãi nhau vì đồng tiền rồi khiến tình cảm xa cách.

Mẹ chị Tiểu Tĩnh (sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) vốn có hai người con, nhưng anh trai chị không may mất sớm vì tai nạn ô tô. Trong nhà chỉ còn hai mẹ con, không muốn phải sống trong cảnh cô độc đến cuối đời, nên mẹ chị muốn tìm người ở rể, không muốn gả con gái đi.

Sau đó, mẹ chị Tiểu Tĩnh đã mai mối chị với anh Lý Quân, một người cùng làng có tính cách giản dị, thật thà và mồ côi bố mẹ từ nhỏ. Cả hai nhanh chóng yêu nhau rồi tiến đến hôn nhân. Về yêu cầu ở rể, anh Lý Quân chẳng ngại chuyện này, bởi anh quan điểm chỉ cần hai vợ chồng yêu nhau thì ở đâu cũng được.

Song, bước chân vào hôn nhân mới thấy nó khác với khi hai người yêu nhau. Sự ngọt ngào của tình yêu nhanh chóng nhường chỗ cho những cuộc cãi vã, thậm chí mẹ vợ cũng chẳng thể giảng hòa nổi mâu thuẫn giữa anh Lý Quân và vợ.

Vợ chồng rạn nứt tình cảm vì 17.000 đồng và bài học quản lý chi tiêu trong gia đình-1Tình cảm vợ chồng anh Lý Quân rạn nứt vì tiền bạc. 

Người đàn ông cho biết, vợ coi thường anh vì đi ở rể. Chị cho rằng anh đã đi ở rể thì mọi chuyện phải nhất nhất nghe theo chị, làm gì cũng phải đặt chị lên hàng đầu.

Trong cuộc sống hàng ngày, chị Tiểu Tĩnh là người quản lý mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Về chuyện này, anh Lý Quân không phản đối. Sau khi kết hôn, anh thật thà giao hết toàn bộ tài sản và tiền lương hàng tháng cho vợ giữ. Song, vợ anh lại quá độc đoán.

Mỗi lần anh Lý Quân cần tiền làm gì, chị Tiểu Tĩnh lại tìm cách không đưa, hoặc bảo không có tiền hoặc trách móc anh tiêu tiền quá nhiều.

Thậm chí, có đợt anh Lý Quân đi làm ăn xa, chưa nhận được lương, lục khắp các túi quần túi áo chỉ còn lại đúng 5 tệ (khoảng 17 nghìn đồng) nên đành gọi điện bảo vợ gửi cho ít tiền. Tuy nhiên, chị Tiểu Tĩnh không những không gửi còn trách móc anh: “5 tệ không đủ cho anh tiêu một tuần ư? Tại sao hết tiền anh lại hỏi tôi?”.

Nghe những lời cay nghiệt của vợ, anh Lý Quân vô cùng suy sụp, từ đó tình cảm vợ chồng cũng dần rạn nứt. Ở nơi đất khách quê người không người quen biết, suốt một tuần đó anh chọn loại bánh rẻ nhất để ăn. Nếu muốn uống nước, anh sẽ đi xin nước để uống. Cuối cùng bằng 17.000 đồng, anh đã vượt qua được 1 tuần và nhận lương.

Tóm lại, khi tiền của anh rơi vào túi vợ, chẳng khác nào rơi vào vực sâu không đáy, một xu cũng không rút ra được.

Vợ chồng rạn nứt tình cảm vì 17.000 đồng và bài học quản lý chi tiêu trong gia đình-2

Chị Tiểu Tĩnh luôn cho rằng chồng mình tiêu xài hoang phí. 

Không những vậy, chị Tiểu Tĩnh còn kiểm soát cả thời gian của chồng. Sau một khoảng thời gian đi làm ăn xa, anh Lý Quân lại quay về quê hương kiếm việc làm. Anh vất vả làm việc trên công trường cả ngày để đem tiền về cho vợ thì chị lại bảo anh suốt ngày ra ngoài. Đi làm về muộn lại “đổ điêu” nói anh không về nhà.

“Ngày nào tôi cũng đi sớm về muộn, thời gian nghỉ ngơi cũng không có nhiều. Nhưng vợ lại không hiểu sự vất vả của tôi. Mỗi lần về, tôi đều thấy vợ đã ngủ. Tôi đi tắm rửa, cô ấy kêu tôi làm phiền giấc ngủ của cô ấy, thậm chí có khi cô ấy còn đuổi tôi ra khỏi phòng ngủ. Chán nản, có lúc tôi ngủ lại công trường vào ban đêm rồi vợ kêu tôi đêm không về nhà”, anh Lý Quân chán nản kể lại.

Hai vợ chồng vì những chuyện này mà xích mích suốt mấy năm trời. Mãi tới gần đây, mẹ vợ không chịu được nữa đành nhờ người hòa giải tới giảng hòa cho hai con thì vấn đề mới được giải quyết.

Dưới sự khuyên nhủ của người hòa giải, chị Tiểu Tĩnh nhận ra vấn đề của mình và hứa từ nay về sau sẽ thay đổi.

Vợ chồng rạn nứt tình cảm vì 17.000 đồng và bài học quản lý chi tiêu trong gia đình-3

Cuối cùng, hai vợ chồng anh Lý Quân đã hòa giải sau nhiều năm.

5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình

- Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn: Bao gồm các khoản tiền tiết kiệm được, số tiền được bố mẹ cho hoặc số tiền bạn còn phải trả do vay mượn, số tiền phải chu cấp cho gia đình hàng tháng,… tất cả đều phải công khai, rõ ràng để tạo nên sự tin tưởng, thông cảm giữa hai vợ chồng ngay từ đầu. Đây cũng là nền tảng cơ bản để tiền bạc không chi phối tình cảm vợ chồng.

- Quy tiền bạc về một mối: Khi quy tiền bạc về một mối, hai vợ chồng sẽ có trách nhiệm chung tay chung sức lo lắng cho gia đình, tránh được những xung đột xảy ra khi cần chi tiêu cho những việc chung. Đó là chưa kể đến thái độ hạch sách, kể công rằng chồng và vợ ai làm ra nhiều tiền hơn.

- Vợ chồng phải thống nhất các quan điểm về tiền bạc: Hai vợ chồng cần xác định rõ ai là người giữ tiền trong nhà, số tiền người còn lại được chi tiêu trong 1 tháng là bao nhiêu, mục tiêu tài chính hướng đến, bàn bạc với nhau trước khi chi tiêu,… Sự thống nhất sẽ giúp hai vợ chồng tránh được sự so sánh, nghi kỵ, hạch sách lẫn nhau.

- Hãy nói và suy nghĩ "của chúng ta" thay vì "của tôi": Khi nói "của chúng ta" sẽ thể hiện tình cảm khăng khít giữa hai vợ chồng chứ không vì bản thân một ai cả. Một khi tư tưởng đã thống nhất thì sẽ không sự so sánh về việc ai kiếm được nhiều tiền hơn mà chỉ nghĩ làm thế nào để kiếm được nhiều tiền để làm "dày" thêm ngân sách gia đình "của chúng ta".

- Phải luôn có một ít tiền riêng: Dù là vợ hay chồng ai cũng cần một chút tiền riêng để phục vụ cho công việc và nhu cầu thiết yếu của cá nhân như tiền xăng xe, điện thoại, ăn sáng, giao lưu bạn bè, hay mua quà cho nửa kia, …. Có như thế bạn mới cảm thấy thoải mái.

Theo doisonggiadinh.baophunuthudo.vn

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Vợ chồng rạn nứt tình cảm vì 17.000 đồng và bài học quản lý chi tiêu trong gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO