Việt Nam năm 1985 trong mắt nữ phóng viên người Pháp, tác giả bức ảnh lịch sử ngày 30/4

01/05/2023 21:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Nhà máy tái chế phế liệu chiến tranh, những đứa con lai mẹ Việt – bố lính Mỹ, các em bé dị tật do di chứng chất độc da cam… là những hình ảnh khó quên về Việt Nam năm 1985 do nữ phóng viên ảnh người Pháp nổi tiếng Francoise De Mulder thực hiện.

Tròn 10 năm sau khi chụp bức hình lịch sử tại dinh Độc Lập, nữ phóng viên ảnh người Pháp nổi tiếng Francoise De Mulder có dịp trở lại Việt Nam. Không còn cảnh khốc liệt của chiến tranh, không còn hình ảnh hoang tàn sau một cuộc chiến, chỉ có một Việt Nam yên bình, hiền hoà và giản dị...

Xem thêm: Cuộc đời nữ phóng viên người Pháp chụp bức ảnh lịch sử vào ngày 30/4/1975

Cùng xem lại những bức hình được Francoise De Mulder thực hiện xuyên từ Bắc vào Nam năm 1985...

Người dân gánh nước tại bãi sông Hồng gần cầu Thăng Long.

Những người nông dân đạp xe trên Quốc lộ 1 ở khu vực Nam Trung Bộ.

Trên một cánh đồng gần Quy Nhơn, Bình Định.

Các công nhân bảo trì đường quốc lộ ở Buôn Ma Thuột.

Một cậu bé có mẹ là người Việt, bố là lính Mỹ đứng giữa cha mẹ nuôi ở Cần Thơ năm 1985.

Cậu bé con lai này đã bị mẹ ruột bỏ rơi từ khi còn rất nhỏ.

Bé gái con lai Việt – Mỹ ở Đà Nẵng cầm trong tay ảnh cưới của người bố ở Mỹ.

Một em bé bị di tật do di chứng chất độc da cam thời chiến tranh Việt Nam được nuôi dưỡng tại một cơ sở ở TP HCM.

Nhiều năm sau cuộc chiến, vẫn có hàng vạn trẻ em sinh ra với các dị tật cả về thể chất và tinh thần.

Rất nhiều em trong số đó bị bỏ rơi và được đưa được vào các trung tâm bảo trợ.

redsvn-francoise-de-mulder-vietnam-1985-19.jpg
Người mẹ và đứa con trai di tật do di chứng chất độc da cam tại một ngôi làng ở Nam Trung Bộ.

Ngư dân Nha Trang với mẻ cua ghẹ vừa đánh bắt được.

Trên sông Cái ở Nha Trang.

Cụ bà vớt bèo lục bình bên sông.

Loạt ảnh gây xúc động về Việt Nam năm 1985 của Francoise De Mulder

Tại một trường mẫu giáo ở Huế.

Những người ngư dân ở vịnh Lăng Cô, Huế.

Một ngôi chùa ở Nha Trang.

Bãi tập kết phế liệu chiến tranh tại một nhà máy luyện kim.

Phế liệu sẽ được đưa vào lò nấu chảy để tái chế.

10 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam, hàng vạn tấn phế liệu chiến tranh vẫn còn sót lại ở cả ba miền.

Một người công nhân đang xử lý thô các phế liệu.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam năm 1985 trong mắt nữ phóng viên người Pháp, tác giả bức ảnh lịch sử ngày 30/4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO