1. Vị vua nào giành lại độc lập từ tay nhà Minh, lập nên triều đại phong kiến Hậu Lê?
- A
Lê Minh Tông - B
Lê Thánh Tông - C
Lê Thái Tông - D
Lê Thái Tổ
Lê Lợi sinh ngày 6/8/1385, là con thứ ba của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua sinh tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Khi mới sinh, trông vua thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc thật tinh anh, kỳ vĩ: mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, dáng đi như rồng, nhịp bước như hô, tiếng nói như chuông... Bấy giờ, kẻ thức giả đều cho vua là bậc phi thường". Trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt.
Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh. Dưới sự lãnh đạo của ông, sau 10 năm chiến đấu anh dũng, nghĩa quân đã đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập dân tộc.
Rằm tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long), đại xá, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh, lấy hiệu là Lê Thái Tổ. Là hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê vua Lê Thái Tổ mở đầu cho triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
2. Triều đại lớn mạnh nhất lịch sử Việt - nhà Hậu Lê trải qua bao nhiêu đời vua?
- A
16 - B
26
Triều đại Hậu Lê được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến “từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn”, tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Triều Hậu Lê được thành lập sau khi Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh, gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo và lên làm vua; kết thúc vào năm 1789 khi nhà Thanh phát binh đánh Đại Việt theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống.
Có tài liệu ghi triều đại này là nhà Lê, có tài liệu ghi là Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra. Cách gọi nào cũng đúng.
Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt. - C
36 - D
46
3. Ngay khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã thực hiện điều gì để thể hiện tinh thần trị vì quyết liệt?
- A
Phân chia ruộng đất - B
Cải cách hành chính - C
Ban bố Chiếu thư và Luật lệ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng giêng năm 1428, khi chưa lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã khẩn trương họp các đại thần để bàn bạc việc định ra luật trị nước. Ông đã cho ban bố Chiếu thư ra lệnh "Tất cả quân dân khi dâng thư tâu trình việc gì, phải ghi theo đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu, ai trái thì đánh gậy, hoặc bắt đi đầy, giáng chức. Mọi giấy tờ khoán ước mua bán, đổi chác, vay mượn, nếu không theo đúng quy định như trong Chiếu thư thì không có giá trị".
Sau đó, vua Lê Thái Tổ ban hành một số điều luật mà đến nay vẫn còn được bảo lưu trong Đại Việt sử ký toàn thư như Luật lệnh về kiện tụng (năm 1428); luật lệnh cấm đánh cờ bạc, uống rượu (năm 1428); luật lệnh không được bỏ ruộng đất hoang (năm 1429).
Theo luật thời vua Lê Thái Tổ, hình thức xử phạt với người phạm tội (kể cả quan lại hay dân chúng) thường là giáng chức, cách chức và bắt đi đày. Những người phạm tội thường phải thích chữ vào mặt theo mức nặng, nhẹ khác nhau.Hình luật và Bộ luật Hồng Đức xuất hiện ở các đời vua sau của nhà Lê. - D
Sắp xếp lại các chức quan
4. Trong chính sách trị quốc, vua Lê Thái Tổ xác định chọn lĩnh vực nào là chính để phát triển kinh tế?
- A
Lâm nghiệp - B
Nông nghiệp
Vua Lê Thái Tổ chủ trương xây dựng xã hội lấy nông nghiệp làm gốc. Sau khi lên ngôi vua lệnh cho các địa phương thống kê tổng số ruộng đất. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này: "Ruộng đất của quan ty ngạch cũ, của các thế gia triều trước, của nhân dân tuyệt tự, cùng là ruộng đất của ngụy quan, của lính trốn, các hạng vật theo mùa đều phải kê rõ đủ số, hạn đến tháng tư sang năm phải nộp".
Cuối năm 1428, vua Lê lại hạ lệnh cho các phủ, huyện làm sổ ruộng, sổ hộ. "Chỉ huy cho các phủ, huyện, trấn, lộ đến nơi khám xét các chằm bãi, ruộng đất và các mỏ vàng, bạc... cùng là các hạng ruộng đất của thế gia và nhân dân tuyệt tự, binh trốn đều sung làm của công, hạn đến năm 1429 trung tuần tháng hai, trình lên", Đại Việt sử ký toàn thư ghi.
Sau một thời gian áp dụng chính sách trên, tổng diện tích đất thuộc sở hữu Nhà nước tăng lên và chiếm ưu thế. Trên cơ sở ruộng đất mới cùng việc lập điền bạ mới hoàn thành, triều Lê ban hành chính sách chia cấp ruộng đất.
Cũng vào năm 1429, vua lệnh cho các đại thần trong triều bàn bạc về việc ban cấp ruộng cho từ đại thần xuống tới hạng người già yếu, mồ côi, góa bụa đều phân ra từng hạng mà chia ruộng. Ngoài ra, vua còn quan tâm đến việc miễn giảm tô thuế. Điều này góp phần kích thích nông nghiệp phát triển.
Những chủ trương của vua Lê Thái Tổ trong phát triển nông nghiệp được các vua Lê đời sau tiếp thu và phát triển hơn. - C
Biển cả - D
Tô thuế
5. Lê Thái Tổ trị vì trong bao nhiêu năm?
- A
5 năm
Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22/8/1433 âm lịch, thọ 49 tuổi, được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước đó, ông đã lập con thứ Lê Nguyên Long làm thái tử (tức vua Lê Thái Tông sau này).
Nhận xét về Lê Lợi, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp".
Nguyễn Trãi viết về Lê Thái Tổ: Nhưng thịnh đức của vua ta ngày nay, chỉ quy mô rộnh lớn của Hán Cao Tổ mới sánh kịp/ Còn như Câu Tiễn, ngoài chí phục thù là đáng kể, thì trong muôn phần không so được với vua ta/ Đến như: uy thần chẳng giết, đức lớn hiếu sinh/ Nghĩ kế nước nhà trường cửu/ Tha cho mười vạn hàng binh/ Gây lại hòa hảo hai nước/ Dập tắt chiến tranh cho muôn đời/ Địch phải theo thượng sách: hai nước vẹn toàn dân được an ninh/ Như thế thì thịnh đức của vua ta Cao tổ nhà Hán sao sánh kịp. - B
10 năm - C
15 năm - D
20 năm
Vua Lê Thái Tổ với cách chính sách trị quốc. (Nguồn: VTV)