Ung thư gan giai đoạn 4 là gì?
Khái niệm về ung thư gan
Ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) là một ung thư phát sinh từ gan. Nó còn được gọi là ung thư nguyên phát hay hepatoma. Ung thư gan là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất và hiện y học chưa có phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này.
ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị.
Việc phân giai đoạn có thể giúp xác định mức độ di căn của ung thư ra ngoài gan và những phương pháp điều trị nào có thể được sử dụng. Các giai đoạn của ung thư gan dựa trên kích thước khối u (T), đã lan đến các hạch bạch huyết (N) và sự lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (M).
- T (tumor): mô tả kích thước và sự xâm lấn đến cơ quan/vùng kế cận của khối u với các số từ 1 đến 4.
- N (node): mô tả mức độ di căn của bệnh đến hệ thống hạch bạch huyết kế cận/vùng khác trong cơ thể, với các số từ 0 đến 3.
- M (metastasis): mô tả tình trạng bệnh ung thư đã di căn đến một/hoặc các cơ quan khác của cơ thể hay chưa với các số 0 hoặc 1.
Ung thư gan giai đoạn 4 nghĩa là gì?
Ung thư gan giai đoạn 4 được chẩn đoán khi bệnh đã lan ra ngoài gan và vào các cơ quan và/hoặc hạch bạch huyết khác.
Giai đoạn 4A: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 4B: Khối u có thể đã hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết và đã di căn đến các cơ quan ở xa.
Các triệu chứng ung thư gan giai đoạn 4
Trong giai đoạn đầu của ung thư gan, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Hơn nữa, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư gan không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến giai đoạn của ung thư.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của ung thư gan có thể bao gồm:
- Đau bụng.
- Cổ trướng.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Chỉ cảm thấy no sau khi ăn một chút (no sớm).
- Có dịch trong bụng.
- Ngứa toàn thân.
- Vàng da (vàng da và lòng trắng của mắt).
- Gan to.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau ở xương bả vai phải.
- Lách to.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
Trong một số trường hợp, một khối u ở gan có thể bắt đầu sản xuất hormone. Những hormone đó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bên ngoài gan và ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể. Chúng có thể bao gồm:
- Gynecomastia phì đại tuyến vú ở nam giới.
- Erythrocytosis: Mức độ cao của các tế bào hồng cầu.
- Cholesterol cao.
- Tăng canxi huyết: Tăng canxi có thể dẫn đến lú lẫn, buồn nôn hoặc yếu, hoặc gây táo bón hoặc các vấn đề về cơ.
- Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu giảm, có thể gây mệt mỏi hoặc ngất xỉu.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan
Một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư gan. Người ta ước tính rằng 40% ung thư gan có liên quan đến viêm gan B, 40% với viêm gan C, 11% do uống rượu và 10% do các nguyên nhân khác.
Xơ gan
Tổn thương ở gan dẫn đến sẹo được gọi là xơ gan. Người ta tin rằng xơ gan luôn gắn liền với việc uống nhiều rượu, nhưng có nhiều lý do khác khiến bệnh xơ gan có thể phát triển.
Nhiễm viêm gan B hoặc C, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh gan di truyền, viêm gan tự miễn, suy tim mãn tính, sử dụng lâu dài một số loại thuốc và các bệnh về gan chẳng hạn như viêm đường mật nguyên phát và viêm đường mật xơ cứng nguyên phát cũng là những lý do có thể xảy ra sẹo ở gan.
Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù xơ gan là một yếu tố nguy cơ của ung thư gan, nhưng không phải ai bị xơ gan cũng sẽ phát triển thành ung thư.
Bệnh viêm gan B
Nhiễm virus viêm gan B trong thời gian dài là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Nguy cơ phát triển ung thư gan có thể cao hơn 12 lần ở những người bị viêm gan B. Bệnh có thể dẫn đến ung thư gan mà không có sự hiện diện của xơ gan.
Viêm gan C
Nhiễm virus viêm gan C trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến ung thư gan trong trường hợp không bị xơ gan. Nguy cơ ung thư gan có thể cao gấp 9 lần ở những người bị viêm gan C mãn tính
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
NAFLD có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30, mắc bệnh tiểu đường túyp 2, có hàm lượng chất béo trong máu cao hơn hoặc mắc hội chứng chuyển hóa. Nguyên nhân gây ung thư gan này đang gia tăng ở Hoa Kỳ và có thể ảnh hưởng đến 25% người lớn.
Các tình trạng
Một số tình trạng khác ảnh hưởng đến đường mật và gan cũng có thể có nguy cơ phát triển ung thư gan. Chúng bao gồm bệnh Wilson, thiếu alpha-1 antitrypsin, bệnh huyết sắc tố, bệnh dự trữ glycogen, viêm đường mật nguyên phát, rối loạn chuyển hóa porphyrin và bệnh tyrosinemia.
Aflatoxin
Aflatoxin là một loại độc tố nấm, gây ung thư. Chúng được tạo ra bởi các loại nấm phát triển trên một số loại cây trồng, bao gồm ngô, lạc, các loại hạt cây…
Các phương pháp chẩn đoán ung thư gan giai đoạn 4
Chẩn đoán ung thư gan được thực hiện sau khi khám sức khỏe và sử dụng nhiều xét nghiệm khác. Siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở gan.
Để chẩn đoán chính xác, các thử nghiệm khác là cần thiết. Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) với thuốc cản quang để xác định chẩn đoán và giai đoạn.
Các xét nghiệm máu sẽ bao gồm các xét nghiệm chức năng gan để xác định xem gan hoạt động tốt như thế nào và sàng lọc alpha-fetoprotein, một dấu hiệu khối u thường liên quan đến ung thư gan. Sinh thiết gan có thể được thực hiện, trong đó một phần mô gan được lấy ra để kiểm tra bằng chứng của bệnh.
Điều trị ung thư gan giai đoạn 4
Ung thư gan giai đoạn 4 không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và sự tiến triển của nó.
Việc điều trị ung thư gan giai đoạn 4 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn ung thư và sức khỏe của người bị ung thư.
Thuốc
Ung thư gan giai đoạn 4 là dạng ung thư tiến triển và do đó chỉ một số phương pháp điều trị nhất định có thể được chỉ định. Ví dụ, ghép gan thường không phải là một lựa chọn cho giai đoạn 4. Phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận của gan (chẳng hạn như cắt một phần gan) cũng sẽ không phải là một lựa chọn cho bệnh ở giai đoạn 4.
Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp được cung cấp sẽ bao gồm thuốc, cùng với các phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng, cơn đau.
Một loại liệu pháp điều trị ung thư gan giai đoạn 4 là sử dụng các loại thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Đây được gọi là liệu pháp miễn dịch. Dòng điều trị đầu tiên cho ung thư gan giai đoạn 4 có thể bao gồm Tecentriq (atezolizumab) và Avastin (bevacizumab).
Nếu lựa chọn thuốc đầu tiên không hiệu quả hoặc không phải là một lựa chọn, một số loại thuốc khác có thể được sử dụng như Nexavar (sorafenib) và Lenvima (lenvatinib), Stivarga (regorafenib) và Cabometyx (cabozantinib)…
Xạ trị
Việc sử dụng các hạt năng lượng cao là một phương pháp điều trị tiềm năng khác cho bệnh ung thư gan giai đoạn 4. Hai loại có thể được sử dụng là xạ trị chùm tia bên ngoài (EBRT) và xạ trị lập thể định vị thân (SBRT).
EBRT tương tự như một tia X, quá trình điều trị kéo dài vài phút, nhưng có thể cần phải lặp lại hàng ngày trong nhiều tuần. SBRT là một kỹ thuật điều trị đã được phát triển gần đây và có thể giúp bảo tồn mô gan khỏe mạnh.