Tuổi thơ nghèo khó và cuốn sách làm thay đổi cuộc đời 'cha đẻ' hạt nhân

27/03/2024 11:23

Ernest Rutherford được trao giải Nobel Hóa học năm 1908 cho lý thuyết về cấu trúc nguyên tử, được mệnh danh là “cha đẻ của thời đại hạt nhân”.

Ernest Rutherford sinh ngày 30/8/1871 ở vùng nông thôn Spring Grove của New Zealand. Ông là con thứ 4 trong gia đình 12 anh chị em. Cha của ông là James, trình độ học vấn thấp và phải vật lộn để nuôi sống gia đình đông con. Mẹ của ông - bà Martha làm giáo viên. Bà ấy tin rằng, kiến ​​thức là sức mạnh và bản thân rất chú trọng đến việc học tập của con cái. (Ảnh: wikipedia)
Ernest Rutherford sinh ngày 30/8/1871 ở vùng nông thôn Spring Grove của New Zealand. Ông là con thứ 4 trong gia đình 12 anh chị em. Cha của ông là James, trình độ học vấn thấp và phải vật lộn để nuôi sống gia đình đông con. Mẹ của ông - bà Martha làm giáo viên. Bà ấy tin rằng, kiến ​​thức là sức mạnh và bản thân rất chú trọng đến việc học tập của con cái. (Ảnh: wikipedia)
Khi còn nhỏ, Ernest Rutherford thường được gọi là “Ern”. Cậu bé Ern khi ấy dành phần lớn thời gian sau giờ học để vắt sữa bò và giúp bố mẹ làm nhiều công việc khác trong trang trại gia đình. Vì tiền bạc eo hẹp, Ernest Rutherford đã sáng tạo nhiều đồ chơi để vượt qua những thách thức tài chính của gia đình như làm tổ chim bán, kiếm tiền mua đồ thả diều. (Ảnh: britannica)
Khi còn nhỏ, Ernest Rutherford thường được gọi là “Ern”. Cậu bé Ern khi ấy dành phần lớn thời gian sau giờ học để vắt sữa bò và giúp bố mẹ làm nhiều công việc khác trong trang trại gia đình. Vì tiền bạc eo hẹp, Ernest Rutherford đã sáng tạo nhiều đồ chơi để vượt qua những thách thức tài chính của gia đình như làm tổ chim bán, kiếm tiền mua đồ thả diều. (Ảnh: britannica)
Năm 10 tuổi, Ernest Rutherford được nhận cuốn sách khoa học đầu tiên tại trường Foxhill. Đó là thời điểm quan trọng với Rutherford, vì cuốn sách này truyền cảm hứng cho thí nghiệm khoa học đầu tiên của ông. Ernest từng chế tạo ra khẩu đại bác thu nhỏ, khiến gia đình hoảng hốt vì nó phát nổ nhanh chóng. Năm 1887, ông được trao học bổng để theo học tại trường Cao đẳng Nelson. (Ảnh: sciencehistory)
Năm 10 tuổi, Ernest Rutherford được nhận cuốn sách khoa học đầu tiên tại trường Foxhill. Đó là thời điểm quan trọng với Rutherford, vì cuốn sách này truyền cảm hứng cho thí nghiệm khoa học đầu tiên của ông. Ernest từng chế tạo ra khẩu đại bác thu nhỏ, khiến gia đình hoảng hốt vì nó phát nổ nhanh chóng. Năm 1887, ông được trao học bổng để theo học tại trường Cao đẳng Nelson. (Ảnh: sciencehistory)
Năm 1890, Rutherford giành được học bổng khác từ trường Cao đẳng Canterbury ở Christchurch, New Zealand. Tại đây, các giáo sư tiếp thêm động lực cho ông trong việc tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cụ thể thông qua các thí nghiệm khoa học. Ernest còn lấy được cả bằng cử nhân Nghệ thuật và thạc sĩ nghệ thuật ở đó, đồng thời đạt được danh hiệu hạng nhất về Toán học và Khoa học. (Ảnh: Photo12 / Ann Ronan Picture Library/AFP)
Năm 1890, Rutherford giành được học bổng khác từ trường Cao đẳng Canterbury ở Christchurch, New Zealand. Tại đây, các giáo sư tiếp thêm động lực cho ông trong việc tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cụ thể thông qua các thí nghiệm khoa học. Ernest còn lấy được cả bằng cử nhân Nghệ thuật và thạc sĩ nghệ thuật ở đó, đồng thời đạt được danh hiệu hạng nhất về Toán học và Khoa học. (Ảnh: Photo12 / Ann Ronan Picture Library/AFP)
Năm 1894, Ernest nghiên cứu độc lập về khả năng phóng điện tần số cao để từ hóa vật liệu sắt. Nghiên cứu này mang lại cho ông bằng cử nhân khoa học chỉ trong một năm. Năm 1895. Với tư cách là sinh viên nghiên cứu đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge ở London, Ernest xác định được phương tiện phát hiện sóng vô tuyến đơn giản hơn và khả thi hơn về mặt thương mại, so với phương tiện do nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz thiết lập trước đó. (Ảnh: owlcation)
Năm 1894, Ernest nghiên cứu độc lập về khả năng phóng điện tần số cao để từ hóa vật liệu sắt. Nghiên cứu này mang lại cho ông bằng cử nhân khoa học chỉ trong một năm. Năm 1895. Với tư cách là sinh viên nghiên cứu đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge ở London, Ernest xác định được phương tiện phát hiện sóng vô tuyến đơn giản hơn và khả thi hơn về mặt thương mại, so với phương tiện do nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz thiết lập trước đó. (Ảnh: owlcation)
Cũng trong thời gian làm việc tại Phòng thí nghiệm Cavendish, ông được Giáo sư JJ Thomson mời hợp tác nghiên cứu về tia X. Nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen đã phát hiện ra tia X chỉ vài tháng trước khi Ernest Rutherford đến Cavendish. Tia X là chủ đề nóng trong giới nghiên cứu khoa học vào thời đó. Cùng với nhau, Ernest Rutherford và Thomson tìm hiểu tác động của tia X lên độ dẫn điện của chất khí, tạo ra bài báo về việc phân chia nguyên tử và phân tử thành các ion. Trong khi Thomson tiếp tục nghiên cứu electron, thì Ernest Rutherford đã xem xét kỹ hơn các bức xạ tạo ra ion. (Ảnh: thescandoreview)
Cũng trong thời gian làm việc tại Phòng thí nghiệm Cavendish, ông được Giáo sư JJ Thomson mời hợp tác nghiên cứu về tia X. Nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen đã phát hiện ra tia X chỉ vài tháng trước khi Ernest Rutherford đến Cavendish. Tia X là chủ đề nóng trong giới nghiên cứu khoa học vào thời đó. Cùng với nhau, Ernest Rutherford và Thomson tìm hiểu tác động của tia X lên độ dẫn điện của chất khí, tạo ra bài báo về việc phân chia nguyên tử và phân tử thành các ion. Trong khi Thomson tiếp tục nghiên cứu electron, thì Ernest Rutherford đã xem xét kỹ hơn các bức xạ tạo ra ion. (Ảnh: thescandoreview)
Tập trung vào uranium, Ernest Rutherford phát hiện việc đặt nó gần lá kim loại sẽ khiến bức xạ dễ dàng bị hấp thụ hoặc chặn lại, trong khi loại bức xạ khác không gặp khó khăn gì khi xuyên qua cùng lá kim loại. Ông đặt tên cho hai loại bức xạ này lần lượt là “alpha” và “beta”. (Ảnh: wikipedia)
Tập trung vào uranium, Ernest Rutherford phát hiện việc đặt nó gần lá kim loại sẽ khiến bức xạ dễ dàng bị hấp thụ hoặc chặn lại, trong khi loại bức xạ khác không gặp khó khăn gì khi xuyên qua cùng lá kim loại. Ông đặt tên cho hai loại bức xạ này lần lượt là “alpha” và “beta”. (Ảnh: wikipedia)
Ernest Rutherford rời Cambridge vào năm 1902 và nhận chức giáo sư tại Đại học McGill ở Montreal. Tại McGill Rutherford và Giáo sư Bertram Borden Boltwood của Đại học Yale tiếp tục phân loại các nguyên tố phóng xạ thành “chuỗi phân rã”. Rutherford cũng được ghi nhận là người phát hiện ra khí phóng xạ radon khi còn ở McGill. (Ảnh: flickr)
Ernest Rutherford rời Cambridge vào năm 1902 và nhận chức giáo sư tại Đại học McGill ở Montreal. Tại McGill Rutherford và Giáo sư Bertram Borden Boltwood của Đại học Yale tiếp tục phân loại các nguyên tố phóng xạ thành “chuỗi phân rã”. Rutherford cũng được ghi nhận là người phát hiện ra khí phóng xạ radon khi còn ở McGill. (Ảnh: flickr)
Đạt được danh tiếng nhờ những đóng góp về các nguyên tố phóng xạ, Ernest Rutherford trở thành diễn giả tích cực trước công chúng. Thời điểm hoàng kim, ông xuất bản nhiều bài báo trên tạp chí và viết các cuốn sách giáo khoa được đánh giá cao nhất thời bấy giờ về chủ đề phóng xạ. (Ảnh: pixelsmerch)
Đạt được danh tiếng nhờ những đóng góp về các nguyên tố phóng xạ, Ernest Rutherford trở thành diễn giả tích cực trước công chúng. Thời điểm hoàng kim, ông xuất bản nhiều bài báo trên tạp chí và viết các cuốn sách giáo khoa được đánh giá cao nhất thời bấy giờ về chủ đề phóng xạ. (Ảnh: pixelsmerch)
Năm 1907, Ernest Rutherford trở lại Anh, chuyển sang làm giáo sư tại Đại học Manchester. Tại đây, ông khai sinh ra mô hình hạt nhân - khám phá đánh dấu sự khởi đầu của ngành vật lý hạt nhân, mở đường cho việc phát minh ra bom nguyên tử. Nhiều khám phá của Ernest Rutherford cũng trở thành nền tảng cho việc xây dựng máy va chạm Hadron lớn của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu. (Ảnh: fineartamerica)
Năm 1907, Ernest Rutherford trở lại Anh, chuyển sang làm giáo sư tại Đại học Manchester. Tại đây, ông khai sinh ra mô hình hạt nhân - khám phá đánh dấu sự khởi đầu của ngành vật lý hạt nhân, mở đường cho việc phát minh ra bom nguyên tử. Nhiều khám phá của Ernest Rutherford cũng trở thành nền tảng cho việc xây dựng máy va chạm Hadron lớn của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu. (Ảnh: fineartamerica)
Được mệnh danh là “cha đẻ của thời đại hạt nhân”, Rutherford nhận được giải Nobel Hóa học năm 1908. Ngoài ra, ông còn được trao rất nhiều danh hiệu khác như: Huân chương Rumford (năm 1905), Huân chương Copley (năm 1922) của Hiệp hội Hoàng gia Anh, giải Bressa (1910) của Viện hàn lâm khoa học Turin... (Ảnh: tagesspiegel)
Được mệnh danh là “cha đẻ của thời đại hạt nhân”, Rutherford nhận được giải Nobel Hóa học năm 1908. Ngoài ra, ông còn được trao rất nhiều danh hiệu khác như: Huân chương Rumford (năm 1905), Huân chương Copley (năm 1922) của Hiệp hội Hoàng gia Anh, giải Bressa (1910) của Viện hàn lâm khoa học Turin... (Ảnh: tagesspiegel)
Ngày 19/10/1937, Ernest Rutherford qua đời tại Cambridge, Vương quốc Anh ở tuổi 66 và được chôn cất tại Tu viện Westminster. (Ảnh: listennotes)
Ngày 19/10/1937, Ernest Rutherford qua đời tại Cambridge, Vương quốc Anh ở tuổi 66 và được chôn cất tại Tu viện Westminster. (Ảnh: listennotes)
HUỲNH DŨNG(Nguồn: Biography)
Theo vtc.vn
https://vtc.vn/tuoi-tho-ngheo-kho-va-cuon-sach-lam-thay-doi-cuoc-doi-cha-de-hat-nhan-ar860268.html
Copy Link
https://vtc.vn/tuoi-tho-ngheo-kho-va-cuon-sach-lam-thay-doi-cuoc-doi-cha-de-hat-nhan-ar860268.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tuổi thơ nghèo khó và cuốn sách làm thay đổi cuộc đời 'cha đẻ' hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO