Khái quát về công ty cổ phần
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, công ty cổ phần được hiểu là 1 pháp nhân thương mại, tồn tại độc lập đối với những chủ sở hữu của nó. Trong Điều luật này cũng nêu rõ:
- Công ty cổ phần được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức thống nhất và rõ ràng.
- Tài sản độc lập theo từng cá nhân, pháp nhân kèm theo đó họ phải tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản cá nhân của mình.
- Thành lập với mục đích cốt lõi là tìm kiếm lợi nhuận.
Ngoài ra, theo Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng đã nêu rõ về những đặc trưng nổi bật của công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ: Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần, được gọi là "cổ phần".
- Cổ đông: Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn vào công ty. Theo quy định phải có tối thiểu 3 cổ đông và không giới hạn số cổ đông tham gia.
- Cổ đông hoàn toàn có quyền chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người khác tuy nhiên phải làm đúng theo quy định của pháp luật cho phép.
- Cơ cấu tổ chức: Bao gồm các bộ phận chính Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Vì sao nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần?
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, thành lập công ty cổ phần luôn luôn là sự lựa chọn được ưu tiên thành lập của mọi doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên mà bởi vì những lợi ích vô cùng to lớn mà loại hình này đem lại cho doanh nghiệp:
- Dễ dàng huy động vốn.
- Thuận tiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh.
- Có hệ thống tổ chức rõ ràng, các hoạt động được công khai minh bạch.
Quy trình chi tiết thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần
Chuẩn bị hồ sơ
Để quá trình đăng ký thủ tục thành lập công ty cổ phần được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, bạn cần chuẩn chị 1 bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần: Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách các cổ đông đồng sáng lập công ty cổ phần.
- Trong trường hợp cổ đông là tổ chức cần phải có văn bản ủy quyền quản lý cổ phần.
Bản sao của các giấy tờ sau:
- Bản sao hộ chiếu, CMND/CCCD của cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quy trình chi tiết thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần.
Nộp hồ sơ
Theo quy định trong Khoản 1 Điều 26 Luật Doanh Nghiệp quy định rõ người thực hiện thủ tục cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua 3 hình thức:
- Nộp tại bộ phận 1 cửa.
- Nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần qua đường dây bưu điện
- Nộp hồ sơ online thông qua Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh mình.
Giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh
Thông thường sẽ mất khoảng 3 ngày kể từ ngày bạn nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần được thông qua và xét duyệt kiểm tra.
Nhận hồ sơ kết quả thành lập công ty cổ phần
Sau khi bạn nộp thành công thủ tục thành lập công ty cổ phần. Sẽ có 2 hình thức nhận hồ sơ chính:
- Nhận trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh
- Nhận qua đường bưu điện
Tuy rằng thủ tục thành lập công ty cổ phần là việc không đơn giản với bất cứ 1 doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, Tư Vấn Quang Minh hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn
Liên hệ Giám đốc Luật sư Ngô Đình Vũ - chuyên tư vấn pháp lý doanh nghiệp - tài chính kế toán, kiểm toán, quản lý doanh nghiệp
Số điện thoại: 0932 068 886
Zalo: +84932068886
Email: dinhvu885@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ngodinhvu.quangminh
Công ty Dịch vụ Tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Khu phố 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM
Email: info.tuvanquangminh@gmail.com
Website: https://tuvanquangminh.com/