Thị trường gặp khó, đại gia bất động sản vẫn nắm nghìn tỷ tiền cọc

31/01/2024 07:30

Mặc dù thị trường bất động sản năm 2023 khó khăn nhưng doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Thiện Tuấn vẫn ghi nhận khoản tiền hơn 2.250 tỷ đồng từ khách hàng đặt mua bất động sản.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG) của ông Nguyễn Thiện Tuấn vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 và cả năm 2023.

Theo đó, trong quý cuối năm 2023, doanh thu của DIG đạt 433,8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11% so với cùng kỳ và 66,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Lý do khiến doanh thu chỉ tăng nhẹ nhưng lãi tăng mạnh bởi chi phí tài chính và chi phí bán hàng trong quý IV/2023 của DIC Corp giảm mạnh so với cùng kỳ.

Theo báo cáo, doanh thu trong quý này của DIG đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng căn hộ dự án Gateway Vũng Tàu; chuyển nhượng căn hộ CSJ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án Nam Vĩnh Yên; chuyển nhượng nhà xây thô các dự án Đại Phước, dự án Hiệp Phước và dự án Hậu Giang.

Lũy kế cả năm, doanh thu của DIG đạt 1.027,5 tỷ đồng, giảm 46,2% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản đóng góp 545,2 tỷ đồng (chiếm 53,1%), tiếp sau là mảng xây lắp 169,8 tỷ đồng (chiếm 16,5%)...

Trong năm 2023, DIG phát sinh khoản doanh thu tài chính đột biến 180,5 tỷ đồng do nhượng bán các khoản đầu tư và chi phí lãi vay giảm 176,1 tỷ đồng. Đó là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của DIG tăng 18% so với năm trước, đạt 172,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản tiền khách hàng đặt mua bất động sản của DIG bất ngờ tăng mạnh, từ 245,9 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.250,5 tỷ đồng.

Không những vậy, khoản tiền người mua trả trước ngắn hạn cũng lên đến 1.764,9 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với ngày đầu năm.

Kết phiên giao dịch ngày 30/1, cổ phiếu DIG đạt 26.950 đồng/cp.

Tin doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

* BFC: CTCP Phân bón Bình Điền kết thúc quý IV/2023 với 2.200 tỷ đồng doanh thu, tăng 16%. Khấu trừ cho giá vốn, lãi gộp đạt 227 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; lãi ròng 36 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.

* SNZ: Quý IV/2023, Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp ghi nhận gần 1.721 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ; lãi ròng hơn 250 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.

* QCF: Quý IV/2023, CTCP Thực phẩm G.C đạt 108 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 8%; lãi ròng chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.

* VAB: BCTC hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Á lãi trước thuế năm 2023 hơn 928 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước do tăng đột biến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đáng chú ý, nợ dưới chuẩn tại thời điểm cuối năm gấp 40 lần đầu năm.

* DBC: Trong quý IV/2023, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần tăng 18% so với cùng kỳ, lên hơn 2.600 tỷ đồng, nhưng lãi ròng vỏn vẹn 6 tỷ đồng.

* TMP: CTCP Thủy điện Thác Mơ công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023 với kết quả đi lùi. Theo đó, doanh thu đạt 219 tỷ đồng, giảm 18%; lãi ròng 92 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ.

* BAF: Quý IV/2023, CTCP Nông nghiệp BAF ghi nhận hơn 1.600 tỷ đồng doanh thu, giảm 25% so với cùng kỳ; lỗ ròng 31 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên BAF báo lỗ kể từ khi lên sàn.

* ACC: CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023 với doanh thu thuần gần 244 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; lãi ròng gần 30 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.

* HUB: CTCP Xây lắp Thừa Thiên - Huế vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023 với doanh thu thuần gần 100 tỷ đồng, kém 8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi ròng đạt gần 16 tỷ đồng, tăng 36%.

VN-Index

Kết phiên giao dịch ngày 30/1, VN-Index tăng 3,96 điểm (+0,34%) lên 1.179,65 điểm, HNX-Index tăng 1,62 điểm (+0,71%) lên 230,66 điểm, UpCOM-Index tăng 0,25 điểm (+0,29%), lên 87,85 điểm.

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực rung lắc khi tiếp cận lại vùng cản cũ quanh 1.185 (+/-10) điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi tại các nhịp hồi phục sớm và chỉ trải lệnh mua trading một phần tỷ trọng khi chỉ số quay xuống vùng hỗ trợ gần 1.150 (+/-5) điểm.

Còn Chứng khoán Beta cho rằng, tuy thanh khoản duy trì ở mức thấp do hiệu ứng nghỉ ngơi trước kỳ nghỉ lễ dài nhưng có dấu hiệu lan tỏa tích cực trên nhiều nhóm ngành, đây là tín hiệu tốt hỗ trợ cho xu hướng ngắn hạn của thị trường trong những ngày cận Tết.

Dòng tiền vẫn đang duy trì sự phân hóa theo kết quả kinh doanh đã và đang công bố của các doanh nghiệp niêm yết, cũng như triển vọng của các doanh nghiệp trong năm 2024 khi nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn để đánh giá.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định, về trung hạn, sau giai đoạn thị trường giảm sâu năm 2022, thị trường đang vận động để tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại trước khi kỳ vọng vào xu hướng tăng trưởng mới. Những vận động trong thời gian qua xác nhận VN-Index đang trong nhịp tăng đầu tiên của kênh tích lũy rộng trung hạn 1.150-1.250 điểm.

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/bat-dong-san-gap-kho-doanh-nghiep-ong-nguyen-thien-tuan-co-nghin-ty-tien-coc-2245382.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/bat-dong-san-gap-kho-doanh-nghiep-ong-nguyen-thien-tuan-co-nghin-ty-tien-coc-2245382.html
Bài liên quan
  • Cổ phiếu vận tải khởi sắc, VN-Index hồi phục
    Phiên giao dịch ngày 20/12, thị trường hồi phục ngay từ khi mở cửa, nhưng nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch phân hóa và dòng tiền nhỏ giọt khiến chỉ số chung chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu vận tải đua nhau khởi sắc, trong đó các mã: VOS, VTO, MVN tăng trần. Chốt phiên, VN-Index tăng 2,83 điểm lên mức 1.257,50 điểm.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thị trường gặp khó, đại gia bất động sản vẫn nắm nghìn tỷ tiền cọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO