Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Phạm Lý| 16/09/2024 08:33

Từ ngày 13-14/9 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam ở Phần Lan và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền về Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030 và Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ bà con kiều bào với chủ đề: “Nhịp điệu thành phố trẻ”.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình đánh giá cao việc kịp thời cập nhật các thông tin, chính sách phát triển của TP.HCM và chính sách cho kiều bào. Đoàn công tác cũng đã thông tin đến bà con kiều bào những hoạt động nổi bật trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài của TP.HCM thời gian qua và trong 9 tháng năm 2024. Trong đó có Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030”.

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan
Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, bà Nga Nguyễn, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Phần Lan kiến nghị TP.HCM nên có những chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào trong thời gian lưu trú lâu dài tại TP.HCM, cũng như có khi an cư tại TP.HCM sẽ được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội như người dân địa phương.

Bà Lê Thị Ngọc Giao, đại diện Hội Chuyên gia trí thức trẻ người Việt Nam ở Phần Lan đề xuất một số ý tưởng trao đổi thông tin, chia sẻ lĩnh vực chuyên môn ở một số lĩnh vực thế mạnh như công nghệ thông tin, công nghệ cao. Bà Giao đề xuất một số giải pháp để TP.HCM thu hút nhân tài về cống hiến cho thành phố.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết: Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM thí điểm các cơ chế chính sách mới. Trong đó có nhiều lĩnh vực mà kiều bào có thể tham gia, góp ý, hiến kế, cùng xây dựng TP.HCM xứng tầm là đầu tàu của cả nước về kinh tế, khoa học công nghệ... Ghi nhận các góp ý, đề xuất của các đại biểu tại hội nghị, bà Lệ cho biết, TP.HCM sẽ nghiên cứu, tham mưu triển khai; đồng thời đề xuất với Chính phủ Việt Nam đối với đề xuất vượt thẩm quyền.

Bà Nguyễn Thị Lệ cũng bày tỏ ấn tượng khi cộng đồng người Việt Nam đã và đang hội nhập tốt vào xã hội Phần Lan, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như những nỗ lực của cộng đồng người Việt trong gìn giữ văn hóa, ngôn ngữ Việt trên đất khách quê người. Bà khẳng định TP.HCM và Phần Lan có nhiều điểm tương đồng, do đó, TP.HCM sẽ tiếp thu các giá trị tốt đẹp, các ý tưởng sáng tạo của nước bạn để phát triển thành phố trong tương lai.

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan
UBND TP.HCM trao tặng Tủ sách tiếng Việt đến đại diện BiziVietNam.

Nhân dịp này, UBND TP.HCM trao tặng Tủ sách tiếng Việt đến đại diện BiziVietNam (Tổ chức ngôn ngữ, văn hóa và hợp tác Việt Nam tại Phần Lan) với mong muốn tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào tại Phần Lan và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ; lan tỏa mạnh mẽ tình yêu tiếng Việt, trở thành động lực thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan
Cộng đồng người Việt tại Phần Lan được thưởng thức Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Nhịp điệu Thành phố Trẻ”

Ngoài ra, nhân dịp 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tết Trung thu năm 2024, đoàn công tác TP.HCM tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Nhịp điệu Thành phố Trẻ” tại Nhà Văn hóa Lumosali, thủ đô Helsinkin phục vụ kiều bào Phần Lan.

Phát biểu tại chương trình, bà Vũ Thị Huỳnh Mai,Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết, lãnh đạo thành phố luôn đặc biệt quan tâm công tác thông tin đối ngoại; nỗ lực, tăng cường, củng cố mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với địa phương các nước bạn bè truyền thống...

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng đối với những thành công của hoạt động ngoại giao nhân dân. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn giáo, đồng bào ta đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với các nước trên thế giới.

Tại Hội nghị, trước những mất mát, tang thương của đồng bào trong nước bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Phần Lan phát huy mạnh mẽ "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", chung tay hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Bài liên quan
  • Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ
    Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
  • Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)
    Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
  • Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ
    Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và kiều bào Bắc Âu
    Vừa qua, đoàn công tác Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm và làm việc tại các quốc gia Bắc Âu gồm Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Đây là chuyến đi không chỉ nhằm thắt chặt quan hệ giữa Thành phố và cộng đồng kiều bào, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và phát huy nguồn lực kiều hối cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đa dạng sân chơi tiếng Việt cho trẻ em kiều bào và sinh viên Nga
    Ngày hội tiếng Việt, Dịch thuật tiếng Việt, Tiếng Việt vui, Tìm hiểu về Việt Nam.... là những hoạt động bổ ích cho cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ kiều bào tại Nga và thế hệ những người Nga yêu mến đất nước và con người Việt Nam.
  • Phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm thành công nơi xứ người
    Chiều 6/10, tại thủ đô Tokyo, đã diễn ra sự kiện giao lưu phụ nữ với chủ đề “Phụ nữ: Giậm chân hay bứt phá?”.
Nổi bật Việt Báo
  • Vai trò của cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong vụ án chuyến bay giải cứu
    Theo kết luận, ông Mai Tiến Dũng là người trình hồ sơ xin tổ chức chuyến bay tới ông Phạm Bình Minh (nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) phê duyệt, không thông qua Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ.
  • Ăn dưa hấu có giúp giải rượu?
    Nhiều người mách nhau, sau cuộc nhậu, để giải rượu tốt nhất nên ăn dưa hấu, điều này có khoa học?
  • Bồ già đến tận nhà tố tội chồng tôi vừa 'đào mỏ', vừa nợ tình
    Bà ta lớn tiếng tố chồng tôi thề non, hẹn biển sẽ thủy chung, cung phụng tình ái cho bà, vậy mà sau khi đã “no xôi, chán chè”, đã moi của tình già một số tiền lớn thì chồng tôi lại ngang nhiên cặp với gái trẻ…
  • Ăn mì chính có gây suy giảm trí nhớ?
    Mì chính từng là gia vị được ưa chuộng song gần đây nhiều gia đình loại bỏ loại chúng vì cho rằng có thể gây suy giảm trí nhớ, điều này có đúng?
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO