'Tết xưa- Tết nay' có gì khác ?

Ngọc Ánh (T/H)| 06/02/2024 00:30

Chúng ta đang sống giữa thời đại đổi mới, thời đại mà chúng ta phải nhanh chóng thay đổi những thứ cũ kĩ để tiếp cận gần hơn với sự phát triển. Đúng là thời gian có thể thay đổi nhiều thứ, kể cả những phong tục đón Tết cổ truyền từ ngàn đời xưa. Cuối năm rồi hãy dành một khoảng lặng để nhìn lại xem Tết xưa - Tết nay đã thay đổi thế nào...

Nhiều người bảo Tết chán lắm, càng ngày càng thấy Tết chán ngắt, bởi Tết đến kéo theo bao nhiêu việc phải làm, hàng ngàn hàng vạn câu hỏi chẳng buồn trả lời, điều này cũng đã khiến một bộ phận giới trẻ có phần... "sợ" Tết. Vậy tết nay khác tết xưa thế nào?

Chuyện sắm tết

Từ xưa, chợ tết thường họp từ 25 tháng Chạp cho tới tận chiều 30 tết. Người người, nhà nhà hối hả ra chợ để chọn những cành mai, cành đào đệp nhất về trưng tết. Mọi thứ phục vụ cho các ngày tết đều được bày bán ở chợ, chính vì vậy mà chợ Tết xưa luôn đông vui, nhộn nhịp

Chợ Tết Hà Nội năm 1952 (Nguồn: Hà Nội xưa)
Số báo Xuân cũng được bày bán tại chợ Tết (Nguồn: Hà Nội xưa)

Ngày nay thì khác, theo sự phát triển của thời đại thì việc mua bán dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ cần ngồi ở nhà bấm điện thoại là có thể được giao đồ đến tận tay. 

Dẫu vậy, mỗi nhà vẫn còn giữ lại chút gì đó ngày xưa, vẫn không thể thiếu được cành mai, cành đào hay chậu quất. Có chăng, người ta thích chơi thêm những loại hoa đắt đỏ như hoa ly, hoa lan... Có thể nói cây hay hoa là những gạch nối không thể thiếu giữa Tết xưa và nay.

(Nguồn: Gia Đoàn)
Check-in
(Nguồn: Vntrip)
Mua hàng Tết thời bao cấp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Khi xưa, thịt lợn, thịt gà đều quý, chỉ dành dụm đến Tết mới có, chẳng dễ mà ngày dưng có để ăn. Mà muốn mua cũng khó phải chen chúc, xô đẩy nhau mới còn mà mua về ăn tết (Nguồn: Ảnh tư liệu của TTXVN)
Xếp hàng mua hàng Tết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tổ lưu động bán thịt lợn của Công ty thực phẩm Hà Nội tại khu Lương Yên phục vụ người dân mua sắm Tết Canh Tý 1960. (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Tổ lưu động bán thịt lợn của Công ty thực phẩm Hà Nội tại khu Lương Yên phục vụ người dân mua sắm Tết . (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Các siêu thị khuyến mại sâu dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2023
Tết nay, các trung tâm thương mại, siêu thị và nhiều cửa hàng tạp hóa mọc lên khắp nơi, có thể thoải mái lựa chọn, mua nhiều mặt hàng khác nhau về ăn Tết. Dù vẫn chen lấn đấy nhưng cũng không phải kiêng nệ như xưa

Chuyện gói bánh chưng, bánh tét

Tết xưa, đám trẻ con háo hức ngồi xem ông bà, bố mẹ ngồi gói bánh chưng, rồi cũng tập tành gói theo mà cái xiêu cái vẹo trông buồn cười làm sao, gói xong thì mong nồi bánh chưng trên bếp lửa tiện thể lùi vài củ khoai ăn, quả ngô chống đói. Xưa kia, ngay từ đầu năm, mỗi nhà gom góp nuôi một con lợn để ăn Tết để đến cuối năm họ quây quần, đụng lợn làm giò chả, làm bánh chưng bánh tét ăn Tết.

Một gia đình tại khu Phúc Xá gói bánh chưng Tết. (Ảnh: TTXVN)
Một gia đình lao động công giáo ngoại thành Hà Nội chuẩn bị gói bánh chưng Tết. (Ảnh: TTXVN)

Tết nay thì khác, thịt lợn bán quanh năm, ngày nào cũng có, bánh chưng, bánh tét cũng vậy muốn ăn lúc nào cũng được. Đến ngày tết thì bánh chưng bán đầy siêu thị, nhiều nhà ít người, đặt mua vài cái bánh chưng, có khi ăn cả Tết còn không hết.

Bánh chưng được bày bán đầy khắp các siêu thị, chợ lớn nhỏ (Nguồn: báo Hà Nội mới)

Chuyện trang trí nhà cửa

Tết xưa, hầu hết mọi nhà đều mua tranh, treo câu đối trước cửa hoặc cột xà nhà để mong cầu may mắn

Năm 1952, Tây học đã phát triển rất mạnh mẽ, nhưng đâu đó vẫn còn hình ảnh ông Đồ bán chữ (Nguồn: Hà Nội xưa)
10 ý tưởng trang trí cây đào, mai, quất đón tết 2023
Tết nay không còn nhiều nơi treo câu đối ăn Tết nữa mà thay vào đó, nhiều người chọn treo đèn lồng đỏ hoặc giăng kết nhiều loại dây kim tuyến cùng dây đèn lấp lánh

Chuyện di chuyển ngày Tết 

Xưa kia, thời khi mà người dân đi lại bằng ngựa hay xe ngựa, xe kéo, thời gian về quê ăn Tết tính theo nhiều ngày đường. Đến sau này, khi đã có tàu hỏa, những ngày giáp Tết việc đi lại vẫn rất khó khăn. Những người ở xa quê có khi phải xếp hàng mấy ngày mấy đêm mới may ra mới mua được vé. Không mua được vé, được ngồi trên nóc tàu là còn may.

Ảnh tư liệu

Còn ngày nay, phương tiện giao thông tiện lợi, đầy đủ hơn nhiều. Máy bay, tàu hỏa, ô tô khách, ô tô riêng, xe máy,... đủ loại phương tiện công cộng lẫn cá nhân đủ để người dân có thể dễ dàng tìm về với gia đình cùng đón Tết. 

Tuy đi phương tiện công cộng cũng có phần khó mua vé nhưng nếu mua sớm trước nhiều ngày thì cũng không phải khổ như ngày xưa

Chuyện lấy may đầu năm 

Tết cổ truyền từ thời ông bà luôn có những phong tục lấy may. Theo dân gian, những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới là những giây phút thiêng liêng, bởi vậy người ta luôn thực hiện những điều tốt đẹp để mong những điều may mắn.

Chẳng hạn như đêm Giao thừa đi chùa hái lộc đầu xuân để rước may mắn về nhà, xông đất đầu năm để “lấy vía” từ người thành công, khai bút đầu xuân để cầu mong may mắn trong học hành, sự nghiệp,...

Tết nay, đêm ba mươi, nhiều nhà tranh thủ dọn dẹp, trưng bày nốt mâm cỗ để cúng Gia tiên tiện thể xem chương trình Táo Quân, gặp nhau cuối năm trước khi đón Giao thừa. 

Nhiều gia đình hò hẹn đi đến các điểm bắn pháo hoa ngoài trời, hòa chung không khí đón năm mới cùng người dân trong cả nước. 

Tết cổ truyền trong dòng chảy hiện đại, nhiều thay đổi do Tết nay “nhạt” hay lòng người đã đổi thay? - Ảnh 8.
Tết xưa, những bao lì xì đỏ đầy yêu thương được đám trẻ cẩn thận xòe hai tay đón lấy. Tết nay, sự rộn ràng háo hức đón lì xì ấy ít nhiều đổi bằng ánh mắt thất vọng nếu như số tiền trong phong bao không được nhiều như mong đợi. (Ảnh: Tư liệu)
Đầu năm, dạy con nết nhận lì xì
Điều may mắn khi nhận phong bao lì xì là những câu chúc may mắn, an lành và nụ cười thân thương từ người mừng tuổi mới. Giờ đây, hiện đại hóa, ví điện tử phủ sóng dày đặc khắp thế giới, việc chuyển khoản trong tích tắc, người ở nửa bên kia địa cầu cũng sẽ nhận được tiền lì xì sau hai tiếng ting ting. (Ảnh: MXH)

"Người Việt ta vì quá đua đòi chạy theo cái mới lấy cái Tết Dương lịch làm lớn và thuần phong cổ tục về Tết âm lịch đã mất lần hồi. Tục thờ kiếng ông bà đã xem nhẹ hơn xưa và cái lễ Tết là lễ nhớ người chết đã trở nên ngày xả hơi vui chơi của người sống. Chúng ta có thể giản dị hóa phần nào những gì phiền phức rườm rà, nhưng không nên để cho mất ý nghĩa của cái Tết cổ truyền của một xứ lấy việc nông tang làm gốc, chớ nên quá duy vật mảng ăn chơi vui sướng cho mình mà quên câu “mộc bổn thủy nguyên” trước có ông bà sau mới có ta vậy. Theo tôi, ngày Tết Nguyên Đán phải được bảo tồn với bao nhiêu cổ tục của nó." Theo Nhà văn hoá Vương Hồng Sển- Đăng trên Tập san Sử Địa số 05, 30-1-1967

Ở góc độ thực tế hơn, một bộ phận không nhỏ người trẻ và người lao động ngày nay "sợ" Tết bởi gánh nặng mưu sinh cùng với những thay đổi chóng mặt của xã hội. Thêm vào đó, cuộc sống ngày nay đã có phần đề cao vật chất hơn hay đặt áp lực tâm lý về vấn đề hôn nhân, lương bổng,... khiến nhiều người cảm thấy e ngại về Tết

Nhưng nhìn lại mới thấy, Tết Nguyên Đán chưa bao giờ mất đi ý nghĩa vốn có của nó, chỉ là thời đại phát triển đã làm cho những ý nghĩa ấy biến đổi đi chút ít hay chỉ đơn giản là theo một cách khác phù hợp thời đại hơn thôi. Dù cách đón Tết mỗi thời đại có khác nhau, nhưng mỗi người chúng ta đều hướng về những ngày Tết là có thể trở về đoàn tụ bên cạnh gia đình sau một năm hay nhiều năm dài xa cách, quây quần cùng đón khoảnh khắc sang năm mới, đó là điều ý nghĩa nhất của ngày Tết.

Bài liên quan
  • Tết xưa - Tết nay - Tết Covid
    Năm nay, có thể sẽ là một Tết Nguyên đán thật buồn. Nhưng tôi cho rằng, tinh thần Đoàn kết - Kiên cường vẫn sẽ còn nguyên vẹn để đất nước vững vàng hơn qua cơn bão tố", Tiến sĩ Đinh Đức Tiến nói.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
'Tết xưa- Tết nay' có gì khác ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO