Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?

27/08/2022 19:00

Việc trẻ ốm liên tục đúng mùa đi học khiến không ít các mẹ lo lắng.

Từ khi lập gia đình và có con, cuộc sống của Hà Tăng luôn nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. Bà mẹ 3 con luôn hết lòng chăm sóc gia đình, hướng các con đọc sách, chơi trò chơi sáng tạo, vận động trí óc. Nhờ sự chu đáo và khéo léo của mẹ, các bé Richard, Chloe và Mason đều thông minh, lanh lợi.

Tuy nhiên, cũng như nhiều mẹ bỉm khác, bà mẹ 3 con cũng không tránh khỏi những lúc "lao đao" khi các con thay nhau ốm. Nữ diễn viên chia sẻ: "Nhà đông con cũng vui, mùa cúm đi học hết đứa này bệnh lại sang đứa khác. Một ngày mẹ biến hình từ bác sĩ, y tá, đầu bếp, zombie đến siêu nhân. Mấy ngày này cũng nhàn".

Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?-1

Chia sẻ của Hà Tăng

Không chỉ riêng Hà Tăng mà tất cả các bà mẹ đều cảm thấy lo lắng khi cứ vào mùa đi học là con lại ốm. Thậm chí có bé chỉ đi học được vài ba ngày lại sốt, ho, vừa khỏi được mấy hôm lại tái bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cả nhà luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vậy tại sao trẻ đi học lại hay bị ốm như vậy?

Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?-2

Gia đình Hà Tăng.

4 lý do khiến trẻ dễ ốm khi đi học

- Thói quen hành vi: Thói quen hành vi trong các nhà trẻ và trường mầm non, chẳng hạn như tiếp xúc gần gũi với trẻ em khác, chơi chung đồ chơi, bỏ đồ vào miệng... làm tăng nguy cơ lây bệnh.

- Thiếu vệ sinh cá nhân: Trong khi người lớn biết cách tự vệ sinh cá nhân và có kiến thức phòng bệnh thì trẻ em lại không có. Do đó khi trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có nhiều khả năng dụi mắt và chạm vào một trẻ khác hoặc chạm vào đồ chơi chung.

Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?-3

Ảnh minh họa.

- Hệ thống miễn dịch non nớt: Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện khiến cho trẻ khó chống lại các bệnh nhiễm trùng mới mà trẻ chưa được tiếp xúc trước đó. Lứa tuổi nhà trẻ cũng thường chưa hoàn thành tất cả các mũi tiêm phòng hiện có.

- Phát triển thể chất chưa hoàn thiện: Một số trẻ em bị suy yếu về thể chất liên quan đến tuổi tác (chẳng hạn như ống Eustachian kém phát triển) có thể khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn. Ngoài ra, trước khi tập bô, tã bỉm cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây lan của bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng tiết niệu.

Quy tắc phòng bệnh chung cho trẻ

Một số bệnh mà con dễ mắc như: Cảm cúm, viêm họng, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt phát ban... Nhìn chung, khi cho con đi học là cha mẹ gần như phải xác định tâm lý là con sẽ dễ bị ốm hơn so với lúc ở nhà. Chính vì vậy, việc cần làm là bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho bé và cố gắng chăm sóc tốt khi con mắc bệnh.

- Cha mẹ hãy đảm bảo con được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia: Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy vào hoàn cảnh và quan điểm của gia đình nhưng cũng nên cho bé tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Cha mẹ và nhà trường cũng nên thống nhất tiêm đủ các mũi bắt buộc mới được đến trường để hạn chế nguy cơ mắc, lây bệnh cho các bé khác.

- Cho trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi ngủ khoảng 11-12 tiếng/ngày. Ngoài thời gian ngủ ở trường (2-2,5 tiếng) vào buổi trưa, cha mẹ cần đảm bảo con ngủ khoảng 11 tiếng với trẻ 1-3 tuổi, 9 tiếng với trẻ 3-6 tuổi. Việc được ngủ đủ giấc giúp trẻ đảm bảo sức khỏe, duy trì sức đề kháng chống chọi bệnh tật.

- Rửa tay cho bé bằng xà phòng: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đồng thời thay bỉm, vệ sinh cho con khi đi từ bên ngoài về nhà. Trẻ từ 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự rửa tay chân, thay quần áo, không đưa vật lạ vào miệng, không dụi mắt, khi hắt hơi hoặc chảy mũi phải biết dùng giấy lau...

Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?-4

Ảnh minh họa.

- Tăng cường hoạt động ngoài trời: Trẻ em cần được vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất. Vận động không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, phát triển mà còn ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Vì thế, nếu ở trường các hoạt động vận động, thể chất, vui chơi không được chú trọng thì bố mẹ phải bù đắp khoảng trống này bằng cách cho bé vận động đi bộ, đi xe thăng bằng... vào buổi chiều sau khi ở trường về.

Nhà trường và phụ huynh nên thống nhất tăng cường thời gian vận động, hoạt động ngoài trời của trẻ nếu thời tiết không quá nóng, quá lạnh. Việc ra ngoài trời thường xuyên, hít thở không khí và thích ứng với nhiệt độ ngoài trời là cách rất tốt để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

- Thực hiện cho trẻ ăn uống đủ chất: Yêu cầu nhà trường và các phụ huynh khác không để trẻ đi học nếu ốm, sốt, viêm, tiêu chảy, mắc các bệnh dễ lây. Việc chăm sóc ở nhà giúp bé nhanh khỏi hơn và cũng hạn chế lây bệnh cho các bé khác trong lớp.

Yêu cầu nhà trường đảm bảo không chung thìa, chung khăn mặt giữa các bé trong lớp, mỗi bé 1 khăn, cốc nước và bát, thìa ăn riêng. Nếu các cô giáo lau mặt cho các bé cùng một khăn hoặc ăn chung thìa, gia đình nên cân nhắc vì tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cao giữa các trẻ với nhau.

- Bình tĩnh khi con ốm: Mỗi lần ốm là một cơ hội tập dượt để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho trẻ, trung bình trẻ sẽ ốm 8-12 lần/năm. Việc cha mẹ chăm sóc con đúng cách khi con bị ốm, giảm sử dụng thuốc không cần thiết, cho cơ thể bé có cơ hội chiến đấu và tăng cường sức đề kháng cũng là cách để giúp trẻ ít ốm hơn khi đi học.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tăng Thanh Hà lao đao vì các con thi nhau ốm: Tại sao trẻ đi học lại hay mắc bệnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO