Tấm lòng kiều bào sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tuấn Quỳnh (t/h)| 19/09/2024 11:44

Ngày 18/9, tại trụ sở Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới đã đến và trao tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Tại sự kiện, Cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại TP Sokalov, Cộng hoà Séc ủng hộ 100 triệu đồng. Hội người Việt Nam tại thành phố Westsachsen Zwickau (Bang Sachsen, Liên bang Đức) ủng hộ 9.500 Euro; Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức ủng hộ 205 triệu đồng. Cộng đồng người Việt Nam tại TP Ekaterinberg (tỉnh Sverdlovsk, Liên bang Nga) ủng hộ 154 triệu đồng.

Ngoài ra, gia đình ông Nguyễn Khắc phúc, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muồn (Lào) ủng hộ 400 nồi cơm điện trị giá 200 triệu đồng.

Tấm lòng kiều bào sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phó Chủ tịch Tô Thị Bích Châu tiếp nhận ủng hộ từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Đức. Ảnh: MTTQVN

Bà Nguyễn Thị Cộng, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Đức không giấu được nỗi xúc động khi trao số tiền ủng hộ. Bà Cộng chia sẻ, mặc dù sinh sống và làm việc ở nước ngoài nhưng cộng đồng người Việt tại Đức vẫn luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước, luôn theo dõi sát sao những thông tin của đồng bào sau cơn bão số 3.

“Những nỗi mất mát với đồng bào sau bão số 3 là quá lớn, chúng tôi ở nước ngoài nhưng cũng không khỏi sót xa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, chúng tôi đã vận động và kêu gọi ủng hộ đồng bào ở Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ. Số tiền này không nhiều nhưng là tấm lòng của những người con xa xứ, là tình cảm hướng về Tổ quốc. Chúng tôi hy vọng số tiền ủng hộ này sẽ hỗ trợ được đồng bào ta sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và phát triển”, bà Cộng cho hay.

Từ ngày 15-18/9/2024, các chuyến xe “Nghĩa đồng bào” chở hơn 60 tấn hàng hóa đã được Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA), Thiền viện Trúc Lâm Long Đức (Đồng Nai) và các thành viên đến trực tiếp trao tặng đến người dân gặp hoàn cảnh rất khó khăn và gia đình có người bị thương vong do cơn bão số 3 tại tỉnh Yên Bái.

Hàng hoá bao gồm thuốc men y tế, dầu gió, gạo, mì, lương khô, xúc xích, cá hộp, đồ hộp, sữa các loại, tả bĩm trẻ em, quần áo, chăn mền, khăn, nồi niêu xong chảo, đồ gia dụng, bánh trung thu, bánh ngọt và nhiều loại nhu yếu phẩm khác. Tổng giá trị vật phẩm và tiền mặt hỗ trợ lần này với tổng giá trị là hơn 1 tỷ đồng.

Tấm lòng kiều bào sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA), Thiền viện Trúc Lâm Long Đức (Đồng Nai) trao tặng quà cho người dân vùng lũ Yên Bái.

TS. Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội VKBIA chia sẻ, cuối năm 2020, khi thực hiện chương trình cứu trợ đồng bào lũ lụt ở miền Trung, chúng tôi đã thấy đồng bào ta ở phía Bắc và phía Nam và kiều bào ở nước ngoài đã cùng nhau hướng về và chia sẻ hoạn nạn vào những thời điểm khó khăn nhất. Thì bây giờ tinh thần tương thân tương ái của đồng bào miền Trung, miền Nam và kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục hướng về miền Bắc, cùng chung tay để góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đó có thể nói là tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, không kể vùng miền hay địa lý thế nào, nơi nào khó là cả nước cùng hướng đến.

Bài liên quan
  • Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ
    Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
  • Tiếng Việt và hành trình vươn ra thế giới
    Với khoảng 6 triệu người Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa giữa các thế hệ người Việt với quê hương. Cộng đồng người Việt đang tích cực đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương nơi họ sinh sống. Nhu cầu bảo tồn và phát huy tiếng Việt như một phần bản sắc dân tộc đang được chú trọng, với tiềm năng để ngôn ngữ này được công nhận chính thức tại nhiều quốc gia.
  • Người Việt ở nơi tâm bão Milton quét qua: Gió gào rú, cửa rung lên
    Thay vì đi sơ tán, anh Tuấn Trần (sống ở Sarasota, Florida, Mỹ) chọn ở lại nơi tâm bão được dự báo quét qua. Tiếng gió rít mạnh từng cơn kèm mưa như trút làm nhiều người không khỏi lo lắng.
  • Bão Milton, người Việt lo 'sốt vó' vì mất liên lạc với thân nhân ở Florida
    22 giờ là thời gian chị Sương không liên lạc được với người thân sống tại Florida (Mỹ) vào ngày 9/10.
  • Người Việt ở Florida ngồi trên ô tô 12 tiếng đi tránh siêu bão Milton
    Chị Nguyễn Nhung (sống ở Tampa, Florida) và chồng, con trải qua hành trình 12 tiếng trên ô tô để đến bang Georgia sơ tán tránh bão Milton.
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
  • Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)
    Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tấm lòng kiều bào sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO