Tái hiện khuôn mặt của một 'ma cà rồng' thế kỷ 18

Ngọc Lý (T/H)| 14/08/2023 02:00

Thông qua phân tích DNA từ hộp sọ cổ đại, giới khoa học tái tạo chi tiết chân dung của người đàn ông "ma cà rồng" sau hơn 200 năm.

Người đàn ông được chôn tại Griswold, Connecticut, Hoa Kỳ với phần xương đùi vắt chéo. Đây là tư thế chôn cất ma cà rồng thời xưa khi cắt rời phần chân sẽ khiến chúng không thể đi vòng quanh và tấn công người sống.

z4600871567995_2ac87b853850df963f662de8068cb5a1.jpg
Chân dung của "ma cà rồng" thế kỷ 18. Nguồn: Parabon Nanolabs/ Virginia Commonwealth University

Thông qua tiến hành phân tích ADN, nhóm nhà khoa học pháp y ở công ty công nghệ ADN Parabon NanoLabs tại Virginia và Phòng thí nghiệm nhận dạng ADN của Lực lượng vũ trang (AFDIL), một chi nhánh của Hệ thống kiểm tra y khoa quân đội Mỹ tại Delaware, khẳng định người đàn ông khoảng 55 tuổi qua đời vì căn bệnh lao.

Họ cũng sử dụng phần mềm phục dựng gương mặt 3D, họa sĩ pháp y xác định ông có thể là một người có nước da sáng, đôi mắt màu nâu hoặc nâu lục nhạt, tóc nâu hoặc đen và có tàn nhang.

z4600919575693_5f9e908113fb25ab6755b2afd7233b3a.jpg
Bộ hài cốt được trưng bày trong bảo tàng. Nguồn: Daily Mail.

Dựa trên các dấu vết bị đảo lộn, nhóm nghiên cứu nghi ngờ thi thể từng bị đào lên và chôn lại, vì quan niệm xưa cho rằng người chết là ma cà rồng. Trong lịch sử, người mắc bệnh lao cũng từng bị cho là ma ca rồng.

Việc trích xuất mẫu DNA từ bộ xương có niên đại 200 năm tuổi là vô cùng khó khăn. Qua nhiều năm, phần xương sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh và lẫn với các DNA của vi khuẩn, nấm và các tạp chất xung quanh.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện khuôn mặt của một 'ma cà rồng' thế kỷ 18
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO