Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp

Thanh Chân| 05/05/2024 12:21

Theo Sở Y tế TPHCM, thành phố đã tiêm hơn 9 triệu liều vaccine AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca rất hiếm gặp.

Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp
Vaccine AstraZeneca phòng ngừa COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế

Ngày 5.5, Sở Y tế TPHCM cho biết, từ lúc bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca (3.2021) đến hết tháng 6.2023, toàn thành phố đã tiêm hơn 9 triệu liều vaccine của AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm chủng.

TPHCM đã triển khai nghiêm túc các quy định về an toàn tiêm chủng của Bộ Y tế, nhất là giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Theo Sở Y tế TPHCM, tình trạng xuất hiện cục máu đông (huyết khối) sau tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca đã từng được ghi nhận từ nhiều nguồn dữ liệu và đều có tỉ lệ rất thấp.

Theo công bố dữ liệu an toàn của nhà sản xuất, hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu nghiêm trọng rất hiếm gặp - đã ghi nhận ở một số trường hợp sau khi lưu hành vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca. Các trường hợp này gồm huyết khối tĩnh mạch, kể cả huyết khối xoang tĩnh mạch não, huyết khối tĩnh mạch tạng, cũng như huyết khối động mạch.

Đồng thời, đã có khuyến cáo thận trọng khi sử dụng vaccine. Nếu sau tiêm chủng có xuất hiện cục máu đông, sẽ không chỉ định tiêm chủng cho những lần tiếp theo.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân TPHCM. Ảnh: Thanh Chân
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân TPHCM. Ảnh: Thanh Chân

Tình trạng xuất hiện cục máu đông kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và Johnson&Johnson được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vaccine tại nhiều quốc gia.

Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vaccine COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu, cục máu đông miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, cục máu đông tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra từ 4 đến 42 ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Tỉ lệ đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29.

Sau tiêm vaccine AstraZeneca, tỉ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Biến chứng đông máu sau vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng.

Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vaccine phòng COVID-19, với đề xuất của hội đồng chuyên môn, ngày 22.4.2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine phòng COVID-19 (kèm Quyết định số 1966 ngày 22.4/2021).

Cũng theo Sở Y tế TPHCM, tình trạng xuất hiện cục máu đông là một sự cố bất lợi hiếm gặp sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày (theo Bộ Y tế Australia).

Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị. Do đó, việc lo lắng bị rối loạn đông máu do đã từng tiêm vaccine phòng COVID-19 là không có cơ sở.

Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nói riêng và tiêm chủng phòng bệnh nói chung vẫn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cá nhân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Việc tuân thủ các quy định về an toàn tiêm chủng và giám sát chặt chẽ sự cố bất lợi sau tiêm chủng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/suc-khoe/tac-dung-phu-gay-cuc-mau-dong-sau-tiem-vaccine-astrazeneca-rat-hiem-gap-1335976.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/suc-khoe/tac-dung-phu-gay-cuc-mau-dong-sau-tiem-vaccine-astrazeneca-rat-hiem-gap-1335976.ldo
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc 'có điện người dân vẫn phải đun bếp củi'
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao kiểm tra, làm rõ nội dung VietNamNet phản ánh việc người dân ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung sử dụng điện yếu, không thể vận hành các thiết bị, thậm chí phải đun bếp củi.
Đừng bỏ lỡ
Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vaccine AstraZeneca rất hiếm gặp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO