Silicon Valley Bank và 10 vụ ngân hàng phá sản lớn nhất nước Mỹ

Bình An (tổng hợp)| 11/03/2023 16:57

Sự kiên Silicon Valley Bank phá sản hôm 10/3 không phải là lần đầu và nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng của Mỹ. Dưới đây là Top 10 vụ sụp đổ được biết đến nhiều nhất tại Mỹ.

1-Lehman Brother (2008) – 613 tỷ USD

Lehman Brother do ba anh em doanh nhân Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang thành lập, là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật là tài chính, ngân hàng.

Những năm đầu của thập niên 2000, BNC Mortgage - một công ty con của Lehman Brothers - đã tích cực cho vay thứ cấp đối với các dự án nhà ở. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp đã làm thua lỗ nặng.

lehman_collapse_ap_img.jpg
Lehman Brothers là vụ phá sản lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Mỹ.

Việc chứng khoán hóa các khoản cho vay không gặp thuận lợi bởi lãi suất không hấp dẫn. Năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%. Chính phủ Mỹ không có động thái nào để cứu ngân hàng này phá sản

Tháng 9/2008 Lehman Brother ty tuyên bố đã đệ trình hồ sơ xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

2- Washington Mutual (2008) - 307 tỷ USD

Năm 2003, Giám đốc điều hành của Washington Mutual (WaMu) Kerry Killinger, tuyên bố trong 5 năm ngân hàng này sẽ làm những điều thần kỳ như Walmart đã làm với ngành bán lẻ. Ông đã đúng về mốc thời gian nhưng kết quả thì ngược lại.

210524174005-file-2008-washington-mutual-bank-branch-super-tease.jpg

WaMu bị ảnh hưởng nặng bởi hoàng loạt vụ phá sản từ bất động sản và khủng hoảng tín dụng. Vì quá lo lắng, chỉ trong 9 ngày khách gửi đã rút sạch 16,7 tỷ USD khỏi WM

Tháng 9/2008, Văn phòng Giám sát Tiết kiệm liên bang (OTS) đã nắm quyền kiểm soát Ngân hàng WaMu và cho phép FDIC tiếp quản, sau đó JPMorgan Chase mua lại với giá 1,9 tỷ USD.

3- Continental Illinois National Bank and Trust (1984) - 40 tỷ USD

Continental Illinois có trụ sở tại San Francisco, là một vụ phá sản ‘đáng ngờ’ trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Năm 1984 ngân hàng này có tài sản trị giá 40 tỷ USD, phá sản do mua lại các khoản nợ khó đòi từ Ngân hàng Penn Square khiến FDIC phải kiểm soát.

s-l500.jpg
Một tấm biển chi nhánh ngân hàng Continental Illinois được bán đấu giá trên chợ đồ cũ tại Mỹ.

Do quy mô và tài sản khổng lồ của ngân hàng, FDIC lo ngại sự sụp đổ này có thể gây ra bất ổn tài chính trên toàn quốc nên đã ‘bơm’ thêm 4,5 tỷ USD đồng thời bảo lãnh cho tất cả những người nắm giữ tiền gửi và cả trái chủ, để duy trì hoạt động và tìm đối tác sáp nhập.

Năm 1994, BankAmerica mua lại Continental để mở rộng hoạt động sang vùng Trung Tây nước Mỹ.

4- First RepublicBank Corp (1988) - 32,5 tỷ USD

Trong khi First Republic có trụ sở tại San Francisco đang hoạt động tốt thì ngân hàng cùng tên First RepublicBank có trụ sở tại Dallas, Texas lại tan hoang.

Lúc đó FRB có tài sản trị giá 32,5 tỷ USD. Nguyên nhân là do đã ‘bơm’ quá nhiều tiền vào lĩnh vực bất động sản khiến các khoản nợ xấu lên đến 3,9 tỷ USD năm 1987, hơn phân nửa là nợ trong lĩnh vực bất động sản.

FRB đã nhờ đến nhiều kênh hỗ trợ để tránh phá sản nhưng do người gửi đã rút hơn 600 triệu USD dẫn đến khủng hoảng tiền mặt. FDIC nắm quyền kiểm soát ngân hàng và chi 3,9 tỷ USD để trang trải các khoản nợ xấu trước khi bán lại cho Ngân hàng North Carolina National Bank năm 1991.

5- Ngân hàng IndyMac (2008), 32 tỷ USD

IndyMac có trụ sở tại Pasadena (California) là một trong những đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất tại Mỹ, tập trung vào các khoản thế chấp Alt-A (một dạng vay tín chấp). Sổ cho vay của IndyMac tăng từ 22 tỷ USD năm 2003 lên 90 tỷ USD năm 2006.

indymac.jpg

Thay vì bán các khoản thế chấp cho các nhà đầu tư, IndyMac đã sử dụng tiền gửi ngân hàng để thực hiện các khoản vay. Khi thị trường bất động sản sụp đổ, IndyMac trở thành một trong những ngân hàng thất bại lớn nhất trong lịch sử.

Khách hàng đã rút hết tiền gửi gây ra khủng hoảng tiền mặt và dẫn đến sự sụp đổ. Trong vụ này, FDIC thiệt hại khoảng 9 tỷ USD.

6- American Savings and Loan (1988), 30,2 tỷ USD

American Savings and Loan có trụ sở tại California đã phát triển mạnh trong những năm 1950 và 1960 trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bùng nổ ở Nam California. Khi bất động sản hạ nhiệt năm 1984, ngân hàng này lỗ nặng. Khách hàng hoảng sợ đã rút khoảng 7 tỷ USD chỉ trong vài tuần.

Các cơ quan quản lý liên bang đã nắm quyền kiểm soát quỹ tiết kiệm và đóng góp khoảng 5,7 tỷ USD để hồi sinh nhưng tình trạng vẫn xấu đi. Năm 1996, Ngân hàng Washington Mutual đã mua American Savings với giá 1,2 tỷ USD.

7- Ngân hàng Colonial (2009), 25 tỷ USD

Ngân hàng Colonial đặt trụ sở tại Montgomery (Alabama) có tài sản hơn 25 tỷ USD và 340 chi nhánh, phá sản năm 2009 do một vụ lừa đảo lớn được dàn dựng bởi chính các giám đốc điều hành của ngân hàng và nhóm thế chấp Taylor, Bean & Whitaker (TBW).

colonialjpg-def47c0df1b64957_11zon.jpg

Ngân hàng Colonial đã mua các khoản thế chấp trị giá hơn 1 tỷ USD từ TBW. Đáng chú ý, TBW chưa bao giờ sở hữu bất kỳ khoản thế chấp nào trong số đó. FDIC nắm quyền kiểm soát ngân hàng khi gian lận bị phát hiện và thiệt hại 2,8 tỷ USD trong vụ này.

8- Ngân hàng New England (1991), 21,7 tỷ USD

Ngân hàng New England đang phất lên nhờ thị trường bất động sản bùng nổ và lỗ nặng khi thị trường hạ nhiệt.

Cuộc khủng hoảng liên minh tín dụng ở Rhode Island càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. FDIC đã nắm quyền kiểm soát New England và hai ngân hàng ‘anh em’ là Maine National Bank và Connecticut Bank and Trust.

9- MCorp (1989), 18,5 tỷ USD

MCorp là tổ chức ngân hàng lớn thứ hai ở Texas khi đó với tài sản khoảng 18,5 tỷ USD. Có tới 20 ngân hàng thuộc MCorp đã phá sản vào năm 1989 do quá nhiều khoản nợ khó đòi từ cho vay lĩnh vực bất động sản và năng lượng.

FDIC mất khoảng 2,8 tỷ USD để trang trải các khoản nợ khó đòi. Sau đó, cơ quan quản lý đã hợp nhất tất cả các thực thể thành một ngân hàng duy nhất có tên là Ngân hàng Cầu nối Bảo hiểm Tiền gửi, ngân hàng này đã bán cho Banc One.

10- Gibraltar Savings and Loan (1989), 15,1 tỷ USD

Tháng 4/1989, các cơ quan quản lý liên bang đã nắm quyền kiểm soát Gibraltar Savings and Loan và cách chức Giám đốc điều hành James Thayer. Lúc đó, đây là một trong những bê bối lớn nhất của ngành ngân hàng khi để xảy ra nhiều sai lầm về quản lý các tài sản bất động sản và bảo đảm thế chấp bằng chứng khoán.

Gibraltar Savings khi đó có trụ sở tại California, ước tính tài sản khoảng 15,1 tỷ USD và hơn một trăm văn phòng chi nhánh bán lẻ trên khắp California, Washington và Florida. Cuối cùng nó đã được mua lại bởi Ngân hàng Security Pacific National.

Theo ValueWalk
Copy Link
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Silicon Valley Bank và 10 vụ ngân hàng phá sản lớn nhất nước Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO